Săng giang mai là gì? Có đau, ngứa không? Mọc ở đâu?

Tìm hiểu về săng giang mai là gì, săng giang mai có đau, ngứa không hay săng giang mai mọc ở đâu, đặc điểm nhận biết như thế nào đóng vai trò rất quan trọng. Bởi đây chính là một trong những dấu hiệu điển hình đầu tiên của bệnh giúp mọi người có thể phát hiện ngay từ sớm nếu chẳng may mắc phải. Vậy săng giang mai có đau không, có ngứa không và thường xuất hiện ở đâu? Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này, hãy cùng Kênh sức khỏe 365 tham khảo những thông tin chia sẻ về săng giang mai ở bộ phận sinh dục, miệng, lưỡi được chia sẻ từ đội ngũ bác sĩ bệnh xã hội phòng khám đa khoa Hưng Thịnh ngay trong bài viết sau đây.

Săng giang mai là gì?

Hình ảnh săng giang mai

Săng giang mai là gì?

Giang mai đã trở thành một căn bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục vô cùng nguy hiểm, gây ra rất nhiều biến chứng cho sức khỏe nếu không kịp thời điều trị ngay từ những giai đoạn đầu. Tác nhân gây ra bệnh giang mai là loại vi khuẩn có tên Treponema pallidum, hay còn được gọi là xoắn khuẩn giang mai do chúng mang hình dạng xoắn ốc với khoảng từ 8 - 11 vòng xoắn, đường kính chỉ vào khoảng 0,25 micromet.

Theo các chuyên gia, thời gian ủ bệnh giang mai trung bình là 21 ngày, sau đó bệnh sẽ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, bao gồm cả giang mai kín (giai đoạn mầm bệnh phát triển ở trong mà không phát ra bên ngoài bất kỳ biểu hiện nào). Trong đó, ở giai đoạn khởi phát sau khi hết thời gian ủ bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các săng giang mai trên cơ thể bệnh nhân.

Cụ thể, săng giang mai (phiên âm từ Chancre) là một loại tổn thương ở dạng vết loét, hình thành sau khoảng 3 - 4 tuần sau khi mầm bệnh xâm nhập tấn công. Săng giang mai xuất hiện ở đâu thì chứng tỏ vị trí đó là nơi tiếp xúc với xoắn khuẩn. Nếu như nhận biết được biểu hiện săng giang mai, đồng thời tiến hành thăm khám và điều trị ngay từ sớm thì người bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được những biến chứng giang mai.

Gói khám ưu đãi nam khoa

Đặc điểm của săng giang mai

Như đã chia sẻ săng giang mai chính là dấu hiệu khởi phát của bệnh, người bệnh nếu được phát hiện sớm sẽ giúp quá trình điều trị được thuận lợi, ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm giang mai cho những người xung quanh. Đặc điểm của săng giang mai ban đầu là những nốt hoặc vết đỏ trông giống như phát ban trên niêm mạc da bị nhiễm bệnh.

Sau một thời gian, những vệt đỏ này sẽ dần tạo thành các vết loét nông có hình tròn hoặc hình bầu dục, nền cứng nên còn có thể gọi là săng cứng. Kích thước mỗi săng giang mai khoảng từ 0,5 cho đến 2 cm, bề mặt trơn nhẵn, không có mủ, đáy sạch có màu đỏ như thịt tươi, không thấy gờ nổi cao. Đặc biệt, nếu bệnh nhân nhiễm đồng thời cả bệnh HIV thì tổn thương săng giang mai lại càng xuất hiện với mật độ nhiều hơn.

Xoắn khuẩn Treponema pallidum có khả năng lây truyền qua nhiều con đường khác nhau nhưng chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là tình dục không an toàn, quan hệ cùng nhiều bạn tình nhưng không có biện pháp bảo vệ. Chính vì thế, giải đáp câu hỏi săng giang mai mọc ở đâu thì chúng thường sẽ có mặt chủ yếu ở vùng kín, bộ phận sinh dục của người mắc, cụ thể:

• Săng giang mai ở nữ giới: Mép âm hộ, môi nhỏ, môi lớn, bên trong âm đạo, cổ tử cung, vùng đáy chậu…

• Săng giang mai ở nam giới: Rãnh quy đầu, quy đầu, miệng sáo, dọc theo thân dương vật, vùng bìu…

Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể nhận thấy săng giang mai tại nhiều vị trí khác như trực tràng, hậu môn, săng giang mai ở miệng, săng giang mai ở lưỡi, vòm họng, ngực, tay… Những trường hợp này chiếm khoảng 10% tổng số các ca bệnh, tuy tương đối nhỏ nhưng bệnh nhân vẫn phải lưu ý theo dõi tình trạng của mình để phát hiện kịp thời.

Hình ảnh săng giang mai ở miệng

Hình ảnh săng giang mai ở miệng

Săng giang mai có đau không?

Rất nhiều người đều có chung một thắc mắc liệu săng giang mai có đau không. Nhận định về câu hỏi này, các chuyên gia phòng khám bệnh giang mai Hưng Thịnh cho biết hầu hết là săng giang mai không gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu nào cho người bệnh, kể cả khi dùng tay sờ, ấn hay bóp vào cũng sẽ không thấy đau nhức. Cũng chính vì điều đó mà nhiều bệnh nhân thường chủ quan, bỏ qua “thời điểm vàng” cho việc khám chữa và hậu quả là tình trạng ngày một diễn biến nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp săng giang mai ở vùng kín khi có quan hệ tình dục, hoặc săng giang mai ở lưỡi, miệng khi ăn uống có thể gây đau, nhưng là ở mức độ nhẹ không đáng kể. Cần lưu ý rằng mặc dù săng không đau nhưng mức độ lây nhiễm lại rất cao do có nhiều xoắn khuẩn khu trú bên trong, chỉ cần có sự tiếp xúc với máu hay chất dịch của người bệnh tại vết thương hở thì bạn cũng có nguy cơ cao mắc giang mai.

Săng giang mai có ngứa không?

Săng giang mai có ngứa không?

Bên cạnh vấn đề săng có gây đau không thì săng giang mai có ngứa không cũng là băn khoăn của số đông mọi người. Có nhiều suy nghĩ cho rằng các vết loét săng giang mai sẽ gây ngứa nhiều và đó cũng là một biểu hiện giúp nhận diện căn bệnh xã hội nguy hiểm này được dễ dàng hơn, thế nhưng thực tế lại hoàn toàn trái ngược.

Theo đó, săng giang mai sẽ không gây ngứa ngáy kể cả khi mới ở trạng thái nốt phát ban hay đã chuyển thành vết loét, người bệnh không có cảm giác nào bất thường ở những vùng da bị tổn thương. Điều này giải thích tại sao nhiều trường hợp bệnh nhân không để ý, hay thậm chí là nhầm lẫn sang một bệnh lý ngoài da nào đó khác. Chỉ đến khi bệnh phát triển sang những giai đoạn sau thì người mắc mới phát hiện ra và đi khám, lúc này quá trình điều trị đã trở nên khó khăn, phức tạp hơn nhiều, cũng như gây tốn kém thời gian và chi phí.

Gói khám ưu đãi nam khoa

Cách nhận biết săng giang mai

Để kịp thời phát hiện bệnh thì mọi người nên chủ động tham khảo và nắm bắt cách nhận biết săng giang mai được các chuyên gia chia sẻ như dưới đây:

1. Săng giang mai ở bộ phận sinh dục

Ngay khi xoắn khuẩn Treponema pallidum từ người bệnh lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn, tấn công cơ thể người lành thì chúng có khả năng gây triệu chứng nổi mẩn đỏ, nhưng nhìn chung biểu hiện rất mờ nhạt nên nếu không quan sát kỹ sẽ khó nhận thấy. Qua giai đoạn ủ bệnh từ 10 - 90 ngày thì dấu hiệu rõ ràng hơn cả chính là các vết săng giang mai ở bộ phận sinh dục của cả nam và nữ giới, cụ thể như sau:

Hình ảnh săng giang mai ở bộ phận sinh dục

Săng giang mai ở bộ phận sinh dục

• Thời điểm ban đầu, săng giang mai là những vết loét hơi cứng, bề mặt nông, không có gờ nổi lên, mang hình bầu dục hay hình tròn.

• Kích thước săng giang mai to nhỏ khác nhau, khoảng từ vài milimet cho đến 2 - 3 centimet, đáy nhẵn màu đỏ tươi, không gây đau hoặc ngứa, không kèm theo mủ.

• Một số triệu chứng khác đi kèm: Vùng bẹn nổi hạch ở cả hai bên, hạch cứng nhưng không gây đau (trong đó có một hạch to nhất gọi là hạch chúa), ra khí hư bất thường, tiểu đau, tiểu rắt, có mủ hoặc máu lẫn bên trong nước tiểu, người mệt mỏi…

Tổn thương săng giang mai thông thường sẽ kéo dài trong vòng từ 3 đến 6 tuần, sau đó tự động biến mất đi khiến bệnh nhân nghĩ rằng mình đã khỏi hẳn. Nhưng thực chất là người bệnh vừa kết thúc giai đoạn khởi phát, đang bước vào thời gian ủ bệnh trước khi chuyển sang giai đoạn thứ phát, lúc này xoắn khuẩn đang trong quá trình xâm nhập vào máu. Bởi vậy, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan mà phải đi khám ngay khi thấy xuất hiện các vết săng giang mai ở bộ phận sinh dục.

2. Săng giang mai ở miệng, lưỡi

Săng giang mai ở miệng hay săng giang mai ở lưỡi cũng là loại tổn thương phổ biến, thường là hậu quả khi có quan hệ theo đường miệng, lây qua khi hôn hoặc đã dùng chung đồ cá nhân (bàn chải, dao cạo, khăn mặt, cốc uống nước…) cùng với bệnh nhân giang mai. Các vết loét khi xuất hiện tại vùng miệng sẽ trải qua 2 giai đoạn tiến triển như sau:

Săng giang mai ở lưỡi

Săng giang mai ở lưỡi

• Khi mới khởi phát, các săng giang mai sẽ hình thành xung quanh bên trong khoang miệng mà không gây ngứa ngáy hay đau nhức, có màu hồng đỏ với kích thước khoảng 0,3 đến 2 cm. Trường hợp săng giang mai ở lưỡi sẽ là các vết loét màu trắng đục, đường kính cũng tương tự giống như vết loét niêm mạc miệng.

• Giai đoạn tiếp theo đó, săng giang mai ở miệng vẫn sẽ tồn tại tuy nhiên chúng có khả năng tự mất đi, nhưng sau một thời gian mầm bệnh sẽ gây viêm lợi, hôi miệng, gặp khó khăn khi ăn uống, cùng nhiều dấu hiệu khác trên cơ thể gồm phát ban, rụng tóc, đau bụng, thậm chí còn gây ra săng giang mai ở bộ phận sinh dục.

Điều trị săng giang mai như thế nào?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, săng giang mai nếu không điều trị vẫn có thể tự biến mất tuy nhiên sau đó sẽ phát triển lên cấp độ bệnh nặng nề hơn với hàng loạt triệu chứng rõ rệt. Những người bệnh không nhanh chóng can thiệp khám chữa đều có nguy cơ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng khó lường như tổn thương tim mạch, tổn thương não bộ và hệ thần kinh, đột quỵ, mù lòa, vô sinh hiếm muộn, liệt tứ chi… và nguy hiểm nhất là tử vong.

Do đó, người bệnh cần lưu ý đi khám càng sớm càng tốt nếu xuất hiện dấu hiệu của săng giang mai, bởi lúc này bệnh mới ở giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát) nên việc điều trị cũng không quá phức tạp, tỷ lệ chữa khỏi tương đối cao. Hiện nay, để điều trị săng giang mai thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa tùy thuộc tình trạng bệnh nhân.

Chữa săng giang mai bằng thuốc Tây y

Thuốc điều trị săng giang mai thường là các loại kháng sinh đặc trị được sử dụng theo đường tiêm kết hợp với đường uống. Công dụng của thuốc sẽ giúp làm giảm triệu chứng bệnh giang mai, ức chế sự phát triển của xoắn khuẩn. Việc dùng loại thuốc nào, liều lượng ra sao phải có sự hướng dẫn, theo dõi sát sao của bác sĩ chuyên khoa để đạt được hiệu quả cũng như phòng ngừa tác dụng phụ.

Vì thế, người bệnh tuyệt đối tránh việc tùy tiện mua và sử dụng thuốc bởi sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Hơn nữa cần lưu ý rằng thuốc Tây y cũng chưa phải là cách điều trị săng giang mai dứt điểm, chỉ có tác dụng kiểm soát sự tiến triển của bệnh.

Điều trị săng giang mai

Điều trị săng giang mai hiệu quả với liệu pháp cân bằng miễn dịch

Phương pháp cân bằng miễn dịch kết hợp giữa máy móc kỹ thuật tân tiến cùng công nghệ gen sinh vật giúp loại trừ tận gốc xoắn khuẩn giang mai trong cơ thể, mang lại hiệu quả tối ưu chỉ sau một liệu trình điều trị trong thời gian ngắn. Đồng thời, liệu pháp này cũng điều tiết, nâng cao hoạt động miễn dịch của bệnh nhân, tăng cường tế bào miễn dịch kháng lại mầm bệnh giúp ngăn ngừa tái phát đến mức tối đa.

Đặc biệt, liệu pháp điều trị bệnh giang mai miễn dịch cân bằng hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản, không có biến chứng, đảm bảo an toàn đối với sức khỏe. Người bệnh được phục hồi nhanh chóng, không để lại sẹo, sớm được trở lại cuộc sống bình thường như trước đây.

Hiện tại, liệu pháp cân bằng miễn dịch hiện đại đã và đang được Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh triển khai áp dụng vào điều trị bệnh giang mai, trực tiếp tiến hành bởi đội ngũ các bác sĩ giàu kinh nghiệm về các bệnh xã hội và có sự hỗ trợ của hệ thống máy móc tiên tiến. Bảng giá, chi phí chữa bệnh giang mai tại phòng khám Hưng Thịnh chỉ từ 6.000.000 đồng, để nhận được ưu đãi khám tổng quát nam khoa - phụ khoa gói 9 hạng mục 280.000 đồng thì người bệnh có thể đăng ký lịch khám qua số điện thoại 0352612932.

Như vậy, các bác sĩ chuyên khoa phòng khám Hưng Thịnh Hà Nội đã gửi tới bạn đọc những thông tin về săng giang mai là gì, đặc điểm của săng giang mai có ngứa không, có đau không cũng như phương pháp điều trị săng giang mai hiệu quả nhất hiện nay. Việc nắm được cách nhận biết săng giang mai sẽ giúp cho người bệnh kịp thời phát hiện, nhanh chóng đi khám chữa tại những cơ sở y tế uy tín để kiểm soát biến chứng, bảo đảm an toàn cho sức khỏe. Nếu như đang có triệu chứng bất thường nghi nhiễm bệnh giang mai, bạn có thể liên hệ với đội ngũ chuyên gia khám bệnh xã hội của chúng tôi qua số hotline 0352612932 để được tư vấn chi tiết, hỗ trợ đặt lịch khám miễn phí.

Bác sĩ tư vấn

Săng giang mai là gì? Có đau, ngứa không? Mọc ở đâu?
Đánh giá: 8.6 / 10 ( 64 lượt đánh giá )