Bệnh giang mai có ngứa không?
- Tác giả: Phương Thảo - Cập nhật: 30/05/2023
- Tham vấn y khoa: BS. Trần Thị Thành
Bị bệnh giang mai có ngứa không hay mụn săng giang mai có ngứa không là thắc mắc của không ít người khi nghi ngờ mình mắc phải căn bệnh này. Đây là bệnh xã hội gây nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng lại ít có biểu hiện rõ ràng ở những giai đoạn đầu, thời gian phát triển của bệnh có thể kéo dài đến 30, 40 năm. Vậy mắc bệnh giang mai có gây ngứa không là câu hỏi được tìm kiếm khá nhiều khi người bệnh phát hiện bản thân có biểu hiện hoặc nguy cơ lây nhiễm bệnh giang mai từ bạn tình. Bài viết dưới đây Sức khỏe 365 sẽ giúp bạn đọc trả lời những thắc mắc trên.
Bệnh giang mai là như thế nào?
Bệnh giang mai do xoắn khuẩn giang mai Treponema Pallidum gây ra là một trong những căn bệnh xã hội lây qua đường tình dục, có khả năng lây lan cao và mức độ nguy hiểm chỉ đứng sau căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.
Giang mai có thể xuất hiện trên mọi đối tượng nam giới, nữ giới và ở mọi độ tuổi từ sơ sinh cho đến người lớn tuổi nhưng tập trung nhiều nhất ở người đang trong độ tuổi sinh sản. Năm 2012 trên thế giới có khoảng 17,7 triệu người trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi bị nhiễm bệnh giang mai và mỗi năm con số ca nhiễm mới ước tính tăng khoảng 5,6 triệu ca. Bệnh giang mai sơ sinh cũng gây ảnh hưởng rất lớn để trẻ nhỏ khi mỗi năm căn bệnh xã hội này gây ra 200,000 trường hợp thai chết lưu và tử vong ở trẻ sơ sinh.
Bệnh giang mai lây qua một số con đường chủ yếu như:
- Giang mai lây qua đường tình dục: Quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh giang mai không sử dụng bao cao su, quan hệ bằng miệng, quan hệ qua đường hậu môn sẽ khiến bạn có khả năng tiếp xúc trực tiếp với các vết loét giang mai. Điều này khiến xoắn khuẩn giang mai dễ dàng xâm nhiễm và gây bệnh. Đặc biệt nữ giới có tỷ lệ mắc giang mai cao hơn chỉ sau một lần quan hệ bởi cấu tạo sinh dục dạng mở.
- Lây truyền từ mẹ sang con: Xoắn khuẩn giang mai có thể lây nhiễm sang thai nhi và trẻ sơ sinh gây sẩy thai, thai chết lưu, sinh non, trẻ sơ sinh tử vong ngay sau sinh.
Bên cạnh 2 con đường chính ở trên thì giang mai cũng lây qua việc tiếp xúc qua vết thương hở và lây nhiễm qua con đường truyền máu.
Kể từ thời điểm xâm nhiễm vào cơ thể vật chủ mới, xoắn khuẩn giang mai có thời gian ủ bệnh khá dài từ 10 đến 90 ngày, nhưng trung bình khoảng 21 ngày sau khi xâm nhiễm người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh. Triệu chứng giang mai xuất hiện qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1 - Nguyên phát: Đặc trưng của giai đoạn này là xuất hiện săng giang mai. Săng giang mai có ngứa không? Theo các chuyên gia khám bệnh xã hội của phòng khám Hưng Thịnh săng giang mai không gây ngứa, không đau, có hình tròn, nền cứng và có màu như màu thịt tươi. Săng xuất hiện trên bộ phận sinh dục của nam nữ, xung quanh hậu môn, miệng, chân tay.
Giai đoạn 2 - Thứ phát: Các tổn thương da như đào ban giang mai, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc. Các mụn giang mai có ngứa không? Ở giai đoạn này các mụn giang mai không gây ngứa ngáy nhưng người bệnh sẽ thấy cơ thể đau nhức, mệt mỏi.
Giai đoạn 3 - Tiềm ẩn: Giai đoạn này bệnh không có bất cứ triệu chứng nào.
Giai đoạn 4 - Tam phát: Đây là giai đoạn cuối của bệnh giang mai, xuất hiện nhiều biến chứng giang mai nguy hiểm như giang mai tim mạch, củ giang mai, giang mai thần kinh, gôm giang mai và cũng không gây ngứa.
Bệnh giang mai có ngứa không?
Rất nhiều người có suy nghĩ rằng việc giang mai xuất hiện nhiều vết loét, mụn phỏng nước, đào ban giang mai sẽ gây ngứa ngáy nhưng thực tế điều này có đúng, bị giang mai có ngứa không, săng giang mai có ngứa không và mụn giang mai có ngứa không? Để tìm câu trả lời cho câu hỏi bệnh giang mai có ngứa không chúng tôi đã tìm đến các chuyên gia bệnh xã hội của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh. Theo các bác sĩ, chuyên gia tại đây bệnh giang mai có ngứa không thì câu trả lời là không. Bệnh giang mai không hề gây ngứa ngáy cho người bệnh trong suốt 4 giai đoạn phát triển của bệnh.
Các dấu hiệu của bệnh không gây ngứa ngáy khó chịu và hoàn toàn có thể tự khỏi sau một thời gian. Chính bởi lý do trên mà người bệnh thường chủ quan, thờ ơ với những dấu hiệu này và không đi khám kịp thời. Trong 2 giai đoạn đầu tiên là thời điểm giang mai có khả năng lây nhiễm cao nhất. Giai đoạn này cũng có nhiều dấu hiệu đặc trưng như săng giang mai và đào ban giang mai. Vì vậy sau khi quan hệ không áp dụng các biện pháp an toàn nếu có dấu hiệu bất thường bạn nên sớm khám sàng lọc bệnh xã hội.
Bệnh giang mai có thể hoàn toàn chữa khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu tiên hoặc giai đoạn thứ 2. Sang đến giai đoạn sau, khi xoắn khuẩn đã xâm nhập sâu và gây nhiều biến chứng thì việc điều trị chỉ mang tính chất ngăn ngừa sự phát triển của xoắn khuẩn và giảm thiểu những đau đớn, khó chịu mà các biến chứng gây ra cho người bệnh.
Khi mắc bệnh giang mai cần làm gì?
Bên cạnh những băn khoăn về việc bị giang mai có ngứa không, săng giang mai có ngứa không thì cần làm gì khi phát hiện bị bệnh giang mai cũng là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Các chuyên gia khuyên rằng khi nghi ngờ bản thân có tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh hoặc có những biểu hiện của bệnh giang mai người bệnh cũng không nên quá lo lắng. Lúc này bạn cần bỏ qua tâm lý e ngại mà nên đến phòng khám bệnh xã hội, các bệnh viện để xét nghiệm bệnh giang mai.
Khi đến phòng khám các bác sĩ sẽ thăm khám dấu hiệu bệnh và thực hiện xét nghiệm sau:
- Soi xoắn khuẩn giang mai trên kính hiển vi trường tối: Với người bệnh có xuất hiện các vết loét săng giang mai các bác sĩ sẽ lấy bệnh phẩm từ đó đem soi trên kính hiển vi nền đen. Nếu phát hiện thấy xoắn khuẩn tồn tại thì khẳng định bạn đã mắc bệnh giang mai. Tuy nhiên việc soi xoắn khuẩn phụ thuộc vào cả việc lấy mẫu và thiết bị máy móc, trình độ của bác sĩ thực hiện, khả năng âm tính giả khá cao.
- Xét nghiệm RPR sàng lọc kháng thể giang mai trong máu của người bệnh để xác định có bị giang mai hay không. Xét nghiệm RPR có giá thành khá rẻ, nếu cho kết quả dương tính các bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện thêm xét nghiệm TPHA để khẳng định.
- Xét nghiệm TPHA là một trong những phương pháp xét nghiệm giang mai chuẩn xác đang được áp dụng khá phổ biến. Nếu kết quả dương tính thì khả năng mắc giang mai của bạn là rất cao và nếu kết quả trả về âm tính thì bạn không mắc giang mai.
Sau khi xét nghiệm chính xác bệnh giang mai và giai đoạn mắc bệnh, tình trạng bệnh bạn đang gặp phải các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị. Điều trị bệnh giang mai ở tất cả các đối tượng hiện nay đang chỉ có phương pháp duy nhất là sử dụng thuốc kháng sinh bằng đường uống hoặc tiêm bắp. Khi thuốc kháng sinh đi vào cơ thể sẽ khống chế sự phát triển của xoắn khuẩn đồng thời thuốc kháng sinh có tác dụng phá vỡ cấu trúc của xoắn khuẩn từ đó tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh. Sử dụng thuốc kháng sinh là cách chữa giang mai cho cả 4 giai đoạn tuy nhiên vào những giai đoạn cuối thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng của bệnh gây ra. Хотите провести приятно время? Заходите https://escorteurogirls.com по ссылке
Điều trị giang mai ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh cũng được điều trị bằng thuốc kháng sinh, tuy nhiên thời điểm sử dụng, cách sử dụng và liều lượng cần cân đối rất cẩn thận và tỉ mỉ. Giang mai sẽ gây tác động rất lớn đến thai nhi và trẻ sơ sinh do vậy khi đã xét nghiệm dương tính với xoắn khuẩn giang mai, thai phụ cần lưu ý chăm sóc, điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Lưu ý khi điều trị giang mai
Trong quá trình điều trị bệnh giang mai bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Khi có dấu hiệu nghi ngờ hoặc có yếu tố nguy cơ nhiễm cao bạn nên thăm khám, xét nghiệm sớm để điều trị ngay từ giai đoạn đầu, bệnh có thể điều trị hoàn toàn. Bệnh càng kéo dài, biến chứng càng nặng khả năng điều trị khỏi giảm mạnh.
- Điều trị bệnh giang mai cần được tiến hành trên cả người bệnh và bạn tình, do vậy khi đã xác định việc bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai bạn nên chia sẻ thẳng thắn với bạn tình của mình, hạn chế trường hợp bệnh giang mai tiếp tục lây nhiễm rộng thêm nhiều người.
- Khi xét nghiệm dương tính với giang mai cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc, thay đổi liều lượng, thành phần thuốc đặc biệt với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai.
- Tuyệt đối kiêng quan hệ trong khi đang điều trị giang mai để hạn chế bệnh tiếp tục lây nhiễm hoặc bạn bị tái lây nhiễm giang mai từ bạn tình.
- Cơ thể bạn có thể phản ứng lại với thuốc kháng sinh, nhờn thuốc, kháng thuốc do vậy không nên tự mua thuốc kháng sinh về điều trị mà cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, thăm khám theo định kỳ để có sự điều chỉnh kịp thời.
- Bạn cần lưu ý chọn lựa khám giang mai ở phòng khám tư nhân uy tín hoặc các bệnh viện có phòng khám bệnh xã hội. Nơi đây có bác sĩ chuyên khoa việc xét nghiệm, chẩn đoán sẽ chính xác hơn.
- Giang mai ở trẻ sơ sinh cần theo dõi trong một khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm và khuyến cáo mỗi tháng khám 1 lần để kiểm soát khả năng trẻ bị nhiễm giang mai sau sinh và điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin Blog Sức khỏe 365 muốn chia sẻ với bạn đọc về bệnh giang mai cũng như giải đáp thắc mắc câu hỏi về bệnh giang mai có ngứa không. Bệnh giang mai không gây cảm giác ngứa ngáy do vậy mà người bệnh cần lưu ý đến các triệu chứng săng giang mai, đào ban, vết loét để sớm thăm khám và điều trị. Còn bất cứ thắc mắc, băn khoăn nào về tình trạng bệnh giang mai bạn đang gặp phải bạn hãy chia sẻ ngay với các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh qua tin nhắn hoặc liên hệ qua hotline 0352612932 để được tư vấn kịp thời nhất.