Ăn gì để tăng sức đề kháng trong mùa dịch Covid

Nên ăn gì để tăng sức đề kháng trong mùa dịch hay những loại thực phẩm tăng sức đề kháng phòng chống dịch Covid-19 là những mối quan tâm của nhiều chị em khi điều chỉnh chế độ ăn cho cả gia đình trong mùa dịch. Chế độ ăn uống chính là một trong những cách giúp cơ thể tăng sức đề kháng hiệu quả. Các chuyên gia về dinh dưỡng và bệnh truyền nhiễm đều nhận định rằng, sức đề kháng tốt chính là lá chắn thép bảo vệ sức khỏe và tính mạng mỗi người trong công cuộc chiến đấu với Covid-19. Vì vậy việc chủ động nâng cao sức đề kháng từ chính những bữa ăn thường ngày là vô cùng cần thiết. Bài viết dưới đây Blog Sức khỏe 365 sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về sức đề kháng cũng như gợi ý 13 loại thực phẩm tăng sức đề kháng chống dịch hiệu quả nhất. 

Thực phẩm tăng sức đề kháng phòng chống dịch Covid

Sức đề kháng là gì?

Trước khi đi tìm cách tăng sức đề kháng chống dịch thì chúng ta cần nắm rõ về khái niệm sức đề kháng là gì cũng như tìm hiểu những nguyên do gây suy giảm sức đề kháng của cơ thể. 

Sức đề kháng hay rộng hơn là hệ miễn dịch là khả năng phòng vệ của cơ thể trước các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm. Đây là cơ chế phòng vệ luôn có sẵn trên cơ thể người giúp chúng ta duy trì sức khỏe. 

Sức đề kháng được chia làm 2 loại là sức đề kháng bẩm sinh và sức đề kháng thích ứng.

- Sức đề kháng bẩm sinh: Trẻ em từ khi sinh ra đã có sức đề kháng tự nhiên bảo vệ cơ thể trẻ chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh trong giai đoạn đầu đời.

- Sức đề kháng thích ứng: Khi các tác nhân gây bệnh vượt qua được hàng rào sức đề kháng bẩm sinh, chúng ta bị mắc bệnh hệ miễn dịch sẽ tạo ra các kháng thể chống lại mầm bệnh, bảo vệ cơ thể từ đó hình thành nên sức đề kháng thích ứng. Sức đề kháng thích ứng cũng được tiếp nhận qua con đường tiêm vắc - xin. Loại đề kháng này sẽ được bồi đắp không ngừng trong quá trình trưởng thành của mỗi người. 

Khi sức đề kháng suy giảm cơ thể trở nên yếu ớt, khả năng hấp thu kém, thường xuyên mệt mỏi, ủ rũ, thiếu sức sống. Hàng rào bảo vệ cơ thể bị ảnh hưởng cũng là lúc cơ thể dễ bị lây nhiễm các mầm bệnh cảm cúm, cảm lạnh đặc biệt là Covid-19. Dịch Covid-19 do virus corona xâm nhiễm và gây bệnh, lây nhanh chóng từ người sang người. Khi cơ thể có sức đề kháng tốt sẽ ít khả năng bị mắc bệnh hơn. Trường hợp không may chúng ta bị lây nhiễm virus corona thì với sức đề kháng tốt bệnh sẽ biểu hiện nhẹ hơn và khả năng phục hồi nhanh hơn. Do đó việc tăng cường sức đề kháng mùa Covid là yếu tố quan trọng trong phòng ngừa bệnh. 

Sức đề kháng là gì?

Nguyên nhân suy giảm sức đề kháng

Suy giảm sức đề kháng khiến cơ thể giảm sút hoặc hoàn toàn không có khả năng chống lại với sự tấn công của các mầm bệnh. Suy giảm sức đề kháng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

- Stress: Căng thẳng, áp lực từ gia đình, công việc khiến bạn luôn trong tình trạng lo âu, suy nghĩ là tiền đề để cơ thể giải phóng nhiều hormone có hại như cortisol và adrenaline. Sự xuất hiện của chúng làm suy giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch và chức năng chống nhiễm trùng.  

- Ngủ không đủ giấc: Khi chúng ta có một giấc ngủ ngon, sâu giấc hệ thống miễn dịch sẽ sản sinh ra nhiều cytokine giúp điều chỉnh phản ứng của cơ thể với các mầm bệnh, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Mất ngủ thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sản sinh cytokine. Bên cạnh đó thức khuya thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến hệ thống miễn dịch không tạo đủ tế bào bạch cầu để chống đỡ lại sự xâm nhập của vi khuẩn.

- Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo: Chế độ ăn uống khoa học là một trong những cách giúp cơ thể tăng sức đề kháng đáng kể. Nhưng nếu như bạn thường xuyên ăn các đồ ăn nhanh, đồ hộp chế biến sẵn, không cung cấp đủ rau xanh, dinh dưỡng cần thiết sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch nhanh chóng. Chẳng hạn như đường, mỡ, muối xuất hiện quá nhiều trong thực đơn hàng ngày làm suy giảm tế bào lympho B, lympho T, giảm khả năng chống lại bệnh tật hay các chất béo bão hòa có thể gây tình trạng viêm,...

- Thiếu vitamin D: Một trong những điều tốt nhất mà vitamin D mang lại cho cơ thể là vitamin D có khả năng kích hoạt tế bào T - phát hiện và tiêu diệt các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào cơ thể. Thiếu vitamin nhóm D khiến cơ thể sản sinh ra ít lượng tế bào này, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng.

- Sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn: Rượu bia, thuốc lá có khả năng phá hủy, làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hút thuốc còn khiến phổi khó thải độc tố, tăng khả năng bị nhiễm trùng, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.

- Thiếu vận động: Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác động của việc tập thể dục thường xuyên đến sức đề kháng của cơ thể. Người ít vận động cơ thể dễ mệt mỏi, suy nhược, đề kháng kém, dễ bị các virus tấn công hơn. 

- Lạm dụng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được sử dụng đúng liều lượng đem lại hiệu quả điều trị bệnh và an toàn cho cơ thể. Nhưng nếu lạm dụng sử dụng nhiều, chữa không đúng bệnh sẽ khiến cơ thể người bệnh yếu hơn, không có khả năng tự chống chịu với bệnh tật và còn làm giảm lượng cytokine, hoạt động của hệ thống miễn dịch bị suy giảm. 

- Thiếu nước: Bổ sung không đầy đủ nước ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, độc tố không được đào thải hết ra bên ngoài tích tụ gây ảnh hưởng đến cơ thể, suy giảm chức năng của hệ thống miễn dịch. 

- Ô nhiễm không khí: Khói bụi, chất thải công nghiệp không chỉ gây ô nhiễm không khí mà còn tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch của cơ thể, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đường hô hấp. 

Nguyên nhân suy giảm sức đề kháng

Dấu hiệu suy giảm sức đề kháng

Một số những biểu hiện suy giảm sức đề kháng mà bạn có thể dễ dàng nhận biết bao gồm:

- Mệt mỏi, đau nhức cơ thể: Luôn cảm thấy mệt mỏi, rệu rã, cơ thể không có sức lực, chân tay đau nhức, cảm giác mỏi từ bên trong, không muốn hoạt động là biểu hiện thường thấy khi cơ thể bị suy giảm sức đề kháng.

- Cảm cúm. Dấu hiệu dễ nhận biết suy giảm sức đề kháng nhất là cơ thể bạn thường xuyên mắc cảm cúm, cảm lạnh,...hay còn gọi là ốm vặt. Tần suất cảm cúm nhiều hơn, liên tục, chỉ một vài sự thay đổi nhẹ của thời tiết cũng thấy bản thân mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, sốt nhẹ,... 

- Thường xuyên bị ngứa, dị ứng cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang có dấu hiệu suy giảm đề kháng. Nguyên nhân dị ứng có thể xuất phát từ thực phẩm, dị ứng thời tiết,...

- Giảm thị lực: Thị lực cũng phản ánh một phần về tình trạng hệ miễn dịch. Khi có biểu hiện mắt dễ bị mờ, thường xuyên bị mỏi mắt thì bạn cũng nên chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống bổ sung thêm vitamin A để tăng cường sức đề kháng và giúp mắt sáng hơn.

- Da khô, sạm da: Khi đề kháng yếu, cơ thể bài tiết chậm dẫn đến sự tích tụ các chất độc trên da do đó da trở nên khô hơn, xuất hiện tình trạng sạm da. 

- Vết thương lâu lành: Hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng, khả năng cầm máu kém do vậy mà sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi hơn và rất dễ xảy ra tình trạng nhiễm trùng.

- Hệ tiêu hóa gặp nhiều vấn đề: Sức đề kháng suy giảm cơ thể bạn sẽ bị giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Mọi sự thay đổi trong chế độ ăn uống hoặc ăn nhiều hơn bình thường có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng đầy hơi, tiêu chảy, táo bón nhất là khi cơ thể dung nạp vào các sản phẩm không đảm bảo vệ sinh.

Dấu hiệu suy giảm sức đề kháng

Đối tượng dễ bị suy giảm sức đề kháng

Bất cứ ai trong chúng ta cũng có khả năng bị suy giảm sức đề kháng nếu không được củng cố thường xuyên. Tuy nhiên 5 đối tượng sau đây là những người có khả năng cao hơn:

- Trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị suy giảm hệ miễn dịch, nhất là trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi. Thời điểm này hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện do đó sức đề kháng của trẻ yếu, không đủ khả năng đáp ứng lại với các tác nhân gây bệnh.  

- Phụ nữ mang thai: Trong suốt thời điểm hơn 9 tháng thai kỳ, hệ miễn dịch của thai phụ kém đi nhiều, thai phụ dễ nhiễm trùng và bị lây nhiễm bệnh hơn so với bình thường. Đó là lý do tại sao khi mang thai phụ nữ thường dễ bị cảm cúm, mệt mỏi. Không chỉ vậy phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm bệnh sẽ khó điều trị hơn bởi có rất nhiều loại thuốc điều trị không thể sử dụng cho phụ nữ mang thai.

- Người lớn tuổi: Theo thời gian hệ miễn dịch bị bào mòn do đó mà người cao tuổi là đối tượng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và chịu nhiều ảnh hưởng, biến chứng từ bệnh lý mắc phải.

- Người đang có vấn đề bệnh lý: Người đang mắc các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, bệnh lý về gan, người đang điều trị ung thư là những đối tượng dễ bị suy giảm sức đề kháng nhất. Trong những đợt dịch vừa qua chúng ta cũng thấy được những bệnh nhân đang có bệnh lý nền thường sẽ có khả năng bị lây nhiễm virus corona cao hơn và dễ trở nặng, tỷ lệ tử vong cao hơn.

- Sau khi bị ốm: Sau khi trải qua thời gian bị ốm, cơ thể còn yếu ớt, sức đề kháng yếu, cơ thể dễ bị tác động bởi vi khuẩn, virus,...

Trên đây là 5 đối tượng dễ có khả năng suy giảm sức đề kháng nhất. Họ cũng là đối tượng dễ bị lây nhiễm virus corona, chịu nhiều ảnh hưởng và có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao hơn. Do vậy việc bổ sung thực phẩm tăng cường sức đề kháng mùa Covid cho 5 đối tượng này là vô cùng cần thiết.

Ăn gì để tăng sức đề kháng trong mùa dịch

13 Loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng phòng chống Covid-19

Nâng cao sức đề kháng của bản thân chính là cách tốt nhất giúp phòng ngừa SARS-CoV-2 và giảm những ảnh hưởng của bệnh với cơ thể. Tăng cường sức đề kháng mùa Covid bạn cần bổ sung chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng và duy trì lối sống lành mạnh. Ăn gì để tăng sức đề kháng trong mùa dịch là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm. Dưới đây là danh sách 13 thực phẩm tăng sức đề kháng chống dịch hiệu quả:

1. Thủy hải sản

Thủy hải sản là các sản phẩm có chứa nhiều đạm, carbohydrate, vitamin A, vitamin B1, vitamin B12, vitamin C,...không chỉ bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà còn giúp tăng sức đề kháng mùa Covid. Ăn gì tăng sức đề kháng chống Covid thì chắc chắn không thể bỏ qua các món ăn từ tôm, hàu, các loại cua biển, sò huyết, cá hồi, cá bơn, cá song,... Thủy hải sản rất đa dạng, chế biến được nhiều món và rất dễ ăn mà lại ít calo không gây béo do vậy hãy thường xuyên bổ sung thực phẩm này trong khẩu phần ăn của gia đình bạn nhé.

2. Tăng sức đề kháng mùa Covid với trái cây

Trái cây là thực phẩm bổ sung nhiều vitamin, đặc biệt là hàm lượng vitamin C trong các loại quả vô cùng dồi dào. Cung cấp đủ vitamin C giúp cho cơ thể sản xuất nhiều interferon chống lại tác nhân gây bệnh, thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch, là cách tăng cường sức đề kháng chống Covid hiệu quả. Không chỉ vậy hàm lượng vitamin nhóm B cùng các khoáng chất như Kali, Magie có trong hoa quả giúp bổ sung dinh dưỡng mỗi ngày cho cơ thể, giúp làn da căng bóng, mịn màng hơn.

Ăn gì tăng sức đề kháng chống covid

Các loại trái cây nên thường xuyên bổ sung trong mùa dịch này bao gồm ổi, đu đủ, trái cây họ cam quýt, kiwi,...Trái cây có thể sử dụng ăn trực tiếp, kết hợp mới các món salad hay sử dụng làm nước ép, sinh tố trái cây thay đổi mùi vị dễ sử dụng hơn đặc biệt là với trẻ nhỏ. Lượng hoa quả mỗi ngày cần dung nạp khoảng 200 - 300g/ người/ ngày.

3. Sữa chua

Sữa chua cũng là thực phẩm tăng sức đề kháng chống dịch được khuyến cáo nên sử dụng thường xuyên trong mùa Covid. Sữa chua giúp bổ sung lượng lớn lợi khuẩn, tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường sự phòng thủ tự nhiên với các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, sữa chua còn giúp bạn kiểm soát cân nặng vào mùa dịch và làm đẹp da.

Sữa chua có thể sử dụng trực tiếp hoặc kết hợp cùng các loại hoa quả và tốt nhất bạn nên sử dụng sữa chua tự làm hoặc sữa chua không đường. Với trẻ nhỏ các món sữa chua hoa quả hay sữa chua uống sẽ hấp dẫn hơn, trẻ dễ sử dụng hơn.

4. Các loại thịt nạc

Thịt lợn, thịt bò và thịt gà đều chứa rất nhiều protein giúp tăng cường sức khỏe. Hàm lượng kẽm trong thịt nạc của các sản phẩm này còn có tác dụng hỗ trợ các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng. Vitamin B6 trong thịt gà hỗ trợ việc hình thành tế bào hồng cầu mới từ đó tăng cường sức đề kháng trong cơ thể. Ăn gì để tăng sức đề kháng trong mùa dịch, bạn nhất định không thể bỏ qua thịt nạc.

5. Tỏi, gừng, nghệ

Lựa chọn thực phẩm tăng sức đề kháng mùa Covid bạn không thể bỏ qua những gia vị tỏi, gừng và nghệ. Đây là các sản phẩm được sử dụng làm gia vị nấu ăn phổ biến và đây cũng là các loại dược liệu tự nhiên có tác dụng tăng cường sức đề kháng tốt.

Tỏi gừng nghệ

- Tỏi chứa nhiều allicin có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, hỗ trợ tốt trong việc điều trị bệnh cảm cúm và các bệnh viêm đường hô hấp.

- Gừng có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng bệnh lý viêm đường hô hấp gây ra như ho, đau họng.

- Trong nghệ người ta đã tìm được rất nhiều thành phần curcumin có khả năng tiêu diệt các tế bào lạ, tăng số lượng tế bào lympho T, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Thường xuyên bổ sung gừng, tỏi, nghệ trong các món ăn cũng là cách tăng sức đề kháng chống Covid-19 cho cả gia đình hiệu quả đó nhé.

6. Thực phẩm chứa tinh bột

Tinh bột chiếm khoảng 55 đến 60% khẩu phần ăn của một người bình thường. Việc đảm bảo cung cấp đủ lượng tinh bột cần thiết sẽ cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể, các hoạt động được diễn ra bình thường và tăng cường sức đề kháng.

Ngoài việc ăn cơm bạn có thể sử dụng các dạng tinh bột khác như bánh mì, bún, miến, phở hoặc bổ sung tinh bột từ khoai lang, khoai tây,...Hàm lượng nhóm bột đường mỗi ngày cần bổ sung khoảng 250 - 300g với người trưởng thành.

7. Trứng

Trong thành phần của trứng có chứa nhiều protein, vitamin A, vitamin D và choline,...Bổ sung trứng thường xuyên trong khẩu phần ăn sẽ giúp bạn tăng sức đề kháng. Đặc biệt với người cao tuổi thường ít ăn thịt bạn nên thay vào đó là thủy hải sản và trứng. Người lớn có thể dùng 3 quả trứng/ 1 tuần.  

Có nhiều cách có thể chế biến với trứng như trứng luộc, trứng kho thịt, trứng ngải cứu, canh trứng,... hoặc kết hợp trứng cùng các nguyên liệu làm bánh để trẻ nhỏ dễ hấp thu hơn. Ở nước ta các loại trứng gà, trứng vịt đều có giá thành khá rẻ, mùa dịch này hãy thường xuyên bổ sung trứng trong bữa ăn của gia đình mình nhé.

8. Sữa

Ăn uống gì để tăng sức đề kháng chống covid

Uống sữa cũng là cách tăng sức đề kháng chống Covid rất tốt cho trẻ nhỏ và người lớn tuổi, người mới ốm dậy. Trong sữa có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, vitamin E, vitamin D rất cần thiết cho hệ thống miễn dịch, hệ tuần hoàn, tăng sức đề kháng bảo vệ cơ thể khỏi các tế bào lạ gây nhiễm khuẩn. Mỗi ngày 1 - 2 ly sữa sẽ giúp bạn bổ sung lượng dinh dưỡng còn thiếu hụt. 

Mỗi độ tuổi của các thành viên trong gia đình sẽ sử dụng loại sữa khác nhau vì vậy bạn cần chú ý lựa chọn đúng loại, đúng độ tuổi khi muốn dùng sữa là thực phẩm tăng sức đề kháng chống dịch cho cả nhà.

9. Rau xanh

Ăn gì tăng sức đề kháng chống Covid thì không thể bỏ qua các loại rau xanh trong bữa ăn. Rau xanh chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó còn chứa hàm lượng vitamin C, vitamin A và vitamin E và sắt giúp tăng cường đề kháng, ngăn ngừa và phòng chống bệnh đường hô hấp. 

Lượng rau xanh mỗi ngày nên sử dụng tối thiểu 300g/ngày/người. Với những chị em đang lo ngại việc kiểm soát cân nặng trong mùa dịch thì việc bổ sung nhiều rau xanh hơn trong khẩu phần ăn là cách giảm cân, giữ dáng hiệu quả.

Ở Việt Nam các loại rau rất đa dạng, đa phần lành tính dễ ăn và có nhiều cách chế biến rau xanh như xào, luộc, nấu canh, làm salad,...Trong đó các loại rau họ cải như bông cải xanh, cải bắp, cải xanh, cải bó xôi là những loại rau được khuyến cáo sử dụng nhiều hơn tăng sức đề kháng mùa Covid.

10. Các loại củ, quả

Bên cạnh rau xanh thì việc bổ sung đa dạng các loại củ quả cũng giúp bữa ăn mùa dịch trở nên phong phú, không nhàm chán, đảm bảo dinh dưỡng hơn, giúp cả nhà tăng sức đề kháng mùa Covid.  Bí đỏ, cà rốt, gấc, khoai lang, ớt chuông, khoai môn, cà chua, củ cải,... đều là những củ quả bạn nên thường xuyên sử dụng . Không chỉ giàu vitamin nhóm A, B và E mà các sản phẩm này còn có hàm lượng phytochemical và beta carotene dồi dào.

Bên cạnh tác dụng với hệ miễn dịch, các sản phẩm này cũng giúp cải thiện thị lực, sáng mắt, ngăn ngừa oxy hóa, giúp da đẹp hơn, mịn màng hơn.

11. Các loại hạt

Các loại hạt

Nhắc đến thực phẩm tăng sức đề kháng mùa Covid thì không thể thiếu nhóm hạt các loại. Các loại hạt tốt cho đề kháng cơ thể có thể kể đến như hạt óc chó, đậu phộng, hướng dương, hạt dẻ cười, hạnh nhân,...

Các loại hạt trên đều chứa nhiều vitamin đặc biệt là vitamin E, vitamin nhóm B bên cạnh đó còn có thêm nguồn khoáng chất dồi dào photpho, magie,...giúp giảm cholesterol, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và đảm bảo duy trì hoạt động của hệ thống miễn dịch.

12. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt là các loại ngũ cốc như lúa mạch, bắp, hạt điều, ngô, kê, yến mạch, lúa mì, gạo lứt,...vẫn còn lớp màng cám và mầm. Ngũ cốc nguyên hạt chứa hàm lượng vitamin lớn và đa dạng như vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B6, vitamin B5, folic, vitamin E,…

Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa ung thư, bệnh về tim mạch, tiểu đường mà vẫn cung cấp đầy đủ lượng protein cho cơ thể.

13. Nước

Thiếu nước là một trong các nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng do vậy bên cạnh các món ăn thì việc bổ sung nước đầy đủ hàng ngày cũng là cách tăng sức đề kháng mùa Covid. Lượng nước cơ thể cần mỗi ngày là 2 đến 2,5L. Tuy nhiên, việc uống nước chỉ chiếm khoảng ⅔ lượng nước cơ thể cần số còn lại sẽ đến từ rau xanh, trái cây hay các loại sữa.

Các chuyên gia phòng khám đa khoa Hà Nội lưu ý rằng, không có thực phẩm nào trong số những thực phẩm trên có thể đảm bảo tất cả yếu tố cần thiết cho hệ miễn dịch cơ thể. Việc bạn cần làm là phối hợp chúng, xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, bổ sung các thực phẩm đa dạng, hài hòa.

Công thức dinh dưỡng theo bộ y tế

Công thức bữa ăn dinh dưỡng theo Bộ Y Tế

Dưới đây là công thức dinh dưỡng gợi ý tăng sức đề kháng mùa Covid theo khuyến cáo của Bộ Y Tế mà chị em nên áp dụng: Công thức dinh dưỡng 4 - 5 - 1.

Trong đó:

4 là cân đối 4 yếu tố bao gồm: 

- Cân đối giữa các nhóm dưỡng chất carbohydrate, protein, lipid.

- Cân đối hàm lượng vitamin - khoáng chất.

- Cân đối trong nhóm lipid ( lipid động vật và lipid thực vật).

- Cân đối trong nhóm protein (protein động vật và protein thực vật). 

5 là đảm bảo có ít nhất 5/8 nhóm thực phẩm (nhóm lương thực; nhóm hạt các loại; nhóm sữa và các chế phẩm từ sữa; nhóm thịt các loại, cá và hải sản; nhóm trứng và các sản phẩm từ trứng; nhóm củ quả màu vàng, da cam, xanh thẫm; nhóm rau củ quả khác; nhóm dầu ăn, mỡ các loại).

1 là cân đối hài hòa trong 1 ngày.

Mỗi gia đình tùy theo điều kiện kinh tế, số lượng các thành viên trong gia đình mà cần xây dựng được thực đơn phù hợp đảm bảo dinh dưỡng. Kiểm tra rõ nguồn gốc, hạn sử dụng, độ an toàn của sản phẩm cũng là điều các bà nội trợ nên lưu ý. 

Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý bạn cũng cần duy trì việc tập thể dục thể thao thường xuyên tại nhà bằng cách tập yoga, các bài tập dưỡng sinh, yoga, bài tập lên xuống cầu thang và luôn duy trì tâm lý thoải mái để đảm bảo duy trì lối sống lành mạnh.

Trên đây là những thông tin về 13 loại thực phẩm tăng cường đề kháng chống dịch Covid-19 mà bạn có thể lưu lại áp dụng trong từng bữa ăn gia đình. Điều quan trọng nhất là khi đi ra ngoài mua các thực phẩm tăng sức đề kháng mùa Covid thì bạn hãy luôn nhớ đeo khẩu trang và khử khuẩn tay thường xuyên để bảo vệ chính mình và gia đình nhé!

Ngoài ra, nếu bạn cần tư vấn về sức khỏe nam khoa, phụ khoa thì hãy liên hệ theo hotline 0352612932 hoặc chat trực tuyến để nhận tư vấn và hỗ trợ miễn phí từ các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh Hà Nội.

Bác sĩ tư vấn

Ăn gì để tăng sức đề kháng trong mùa dịch Covid-19
Đánh giá: 8.3 / 10 ( 86 lượt đánh giá )