Phân biệt triệu chứng Covid với cảm cúm
- Tác giả: Phương Thảo - Cập nhật: 08/06/2021
- Tham vấn y khoa: BS. Lê Văn Điển
So sánh, phân biệt triệu chứng Covid-19 với cảm cúm, cảm lạnh thông thường qua các dấu hiệu lâm sàng để thấy sự khác nhau như thế nào là mối quan tâm của không ít người. Kể từ khi xuất hiện cho đến nay, dịch Covid-19 đã để lại hàng loạt hậu quả nghiêm trọng và nặng nề với mức độ lây nhiễm nhanh chóng khó kiểm soát trên toàn thế giới. Với những triệu chứng tương đồng với nhau, rất nhiều người đều tỏ ra băn khoăn vậy làm thế nào để phân biệt triệu chứng Covid-19 với cảm cúm, cảm lạnh thông thường. Thực tế các bệnh lý này vẫn có một số điểm khác biệt nhất định với nhau, vì vậy để có lời giải đáp cụ thể nhất về vấn đề này hãy cùng Kênh Sức khỏe 365 theo dõi ngay những chia sẻ từ chuyên gia Phòng khám đa khoa Hà Nội ngay sau đây.
Phân biệt triệu chứng Covid với cảm cúm, cảm lạnh thông thường
Vào tháng 12/2019 virus Corona bắt đầu bùng phát mạnh tại Vũ Hán (Trung Quốc) sau đó lây lan nhanh chóng sang nhiều quốc gia khác, tới đầu năm 2020 WHO công bố chính thức tên của loại virus này là Covid-19 (SARS-CoV-2), và đến nay đã trở thành một đại dịch vô cùng nguy hiểm đối với toàn thế giới.
Do có những triệu chứng tương tự như cảm cúm và cảm lạnh mà rất nhiều người bị nhầm lẫn, không biết rằng mình mắc Covid-19 dẫn đến bệnh tình ngày càng nghiêm trọng hay thậm chí còn có khả năng gây tử vong. Do đó, việc chủ động tìm hiểu các kiến thức về cách phân biệt triệu chứng Covid và cảm cúm, cảm lạnh thông thường là rất cần thiết, cụ thể ra sao bạn đọc có thể tham khảo những thông tin dưới đây:
Triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh thông thường
Bệnh cúm: Do Influenza virus (virus cúm) gây nên, có thể lây nhiễm nhưng sẽ không làm hình thành biến chứng nhiễm trùng nặng trên cơ thể. Các triệu chứng của bệnh cúm sẽ bắt đầu xuất hiện một cách đột ngột, thường là sau khoảng từ 1 - 2 ngày người bệnh tiếp xúc với virus cúm, bao gồm các dấu hiệu nhận biết như sau:
- Bệnh cảm cúm gây sốt từ 39 đến 40 độ C, nếu trẻ em mắc bệnh có thể kéo dài triệu chứng sốt lên tới 3 - 4 ngày.
- Viêm họng, đau rát họng kèm ho nhiều, ho kéo dài.
- Tắc mũi, chảy nước mũi, đôi khi có hắt hơi.
- Đau đầu, đau nhức các cơ, người ớn lạnh, cảm giác mệt mỏi nhiều và có thể kéo dài đến 2 tuần.
- Những triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn ói và tiêu chảy thường xảy ra phổ biến ở trẻ em, người lớn ít gặp hơn.
Bệnh cảm lạnh: Có tác nhân gây bệnh là các loại virus nằm trong chủng Enterovirus hoặc Rhinovirus, thường gây tác động đến các cơ quan hô hấp bao gồm mũi, xoang, họng… Nhìn chung, triệu chứng cảm lạnh sẽ không nặng như cảm cúm và có thời gian ủ bệnh trong vòng từ 1 - 3 ngày tùy từng trường hợp cụ thể:
- Người bệnh cảm lạnh thường ít gặp triệu chứng sốt, thân nhiệt cũng không tăng quá nhiều, nếu có gặp cũng chỉ bị sốt ở mức độ nhẹ.
- Cảm lạnh viêm họng hoặc cảm lạnh sổ mũi, nghẹt mũi, ho nhẹ, hắt hơi nhiều.
- Nhức đầu, đau nhức cơ thể, cảm giác mệt mỏi đều ở mức không quá nghiêm trọng.
- Triệu chứng bệnh cảm lạnh xuất hiện từ từ và kéo dài trong khoảng từ 3 - 7 ngày.
Bảng so sánh các triệu chứng Covid-19 và cảm cúm, cảm lạnh thông thường
Triệu chứng Covid-19 mới nhất 2021
Không giống như cảm cúm và cảm lạnh, bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nếu chỉ sử dụng các loại thuốc trị cảm cúm thông thường sẽ không đạt được kết quả điều trị. Covid-19 sẽ gây ra những biến chứng nhiễm trùng nặng nề trên cơ thể, điển hình là viêm phổi, suy hô hấp, sốc nhiễm trùng và nguy hiểm nhất là gây tử vong nếu không can thiệp chữa trị kịp thời.
Sau khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập tấn công cơ thể, thông thường từ 2 - 14 người mắc sẽ xuất hiện các triệu chứng, tuy nhiên hiện nay đã ghi nhận thêm các chủng virus biến thể mới có thể ủ bệnh đến 21 ngày, cụ thể những biểu hiện bệnh bao gồm:
- Đau rát họng, ho khan: Đây là triệu chứng phổ biến của Covid-19, người bệnh cảm thấy đau họng và ho dai dẳng có kèm theo đờm đặc, kể cả khi đã uống thuốc chữa ho thông thường cũng không khỏi thậm chí là không thuyên giảm bớt.
- Xuất hiện cảm giác khó thở: Nguyên nhân do virus SARS-CoV-2 sẽ tấn công trực tiếp vào phổi, gây ảnh hưởng đến đường hô hấp khiến người bệnh cảm thấy tức ngực và thở khó khăn.
- Triệu chứng sốt: Mức độ sốt ở mỗi người sẽ không hoàn toàn giống nhau, có người sốt cao, có người chỉ sốt nhẹ hoặc cũng có trường hợp không bị sốt, nhưng nhìn chung đây cũng sẽ là một triệu chứng giúp sàng lọc nguy cơ mắc Covid-19.
- Người bệnh Covid-19 cũng có thể bị mất vị giác hoặc khứu giác, nhức mỏi người, đau đầu, cơ thể ớn lạnh, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy…
So sánh các triệu chứng Covid và cảm cúm trên đây cho thấy hai bệnh lý này đều có một số dấu hiệu tương đồng với nhau như sốt, ho cùng những biểu hiện của tình trạng viêm đường hô hấp khác. Covid-19 và cúm có khả năng lây lan nhanh chóng qua việc tiếp xúc trực tiếp, qua dịch bắn hoặc dịch tiết từ mũi họng có chứa mầm bệnh, đặc biệt là virus SARS-CoV-2 đang ngày càng có nhiều biến chủng mới với khả năng lây lan mạnh mẽ và thời gian tồn tại lâu hơn khiến tỷ lệ người mắc bệnh gia tăng chóng mặt.
Tuy nhiên, nếu xét về các triệu chứng của Covid khác với cảm cúm, cảm lạnh thông thường thì rõ rệt nhất là mức độ của những dấu hiệu gặp phải sẽ nặng nề hơn, ngoài tình trạng thân nhiệt tăng cao thì người bệnh còn cảm thấy khó thở, thiếu oxy do virus SARS-CoV-2 xâm nhập tấn công hệ hô hấp một cách mạnh mẽ. Ngược lại, triệu chứng sổ mũi và hắt hơi ở bệnh cảm cúm hay cảm lạnh lại khá hiếm gặp ở người bệnh Covid-19, vì vậy đây cũng là một cách phân biệt triệu chứng Covid-19 với cảm cúm có thể tham khảo.
Bên cạnh những triệu chứng lâm sàng điển hình như đã liệt kê, yếu tố dịch tễ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các trường hợp Covid-19 khi bệnh nhân thường phải tiếp xúc trực tiếp, ở chung với người đã nhiễm bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch. Mặc dù vậy, những thông tin trên đây cũng chỉ mang tính tham khảo, bởi nếu muốn biết được chính xác có mắc Covid-19 hay không cần được tiến hành xét nghiệm theo phương pháp Realtime RT - PCR nhằm giải trình tự gen và xác định sự hiện diện của virus.
Cách phòng tránh Covid-19 tại nhà
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị chữa Covid-19, chính vì vậy các chuyên gia khuyến cáo tất cả mọi người đều phải chung tay đẩy lùi dịch bệnh bằng cách tự chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2, cụ thể là:
- Rửa tay thường xuyên: Sử dụng nước sạch và xà phòng, hoặc những sản phẩm dung dịch vệ sinh tay có thành phần ít nhất 60% cồn để rửa tay đúng cách, sạch sẽ tối thiểu là 30 giây sau khi tháo khẩu trang, ho, hắt hơi…
- Dùng khăn giấy hoặc khăn vải để che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi, đồng thời tránh đưa tay lên tiếp xúc với mắt, mũi, miệng.
- Đeo khẩu trang: Mọi người cần thường xuyên đeo khẩu trang vải ở những nơi công cộng hoặc các địa điểm tập trung đông người, khi tới các cơ sở y tế hoặc ở trong khu cách ly cần đeo khẩu trang y tế.
- Tiến hành khử khuẩn các bề mặt và vật dụng mà chúng ta tiếp xúc nhiều như bàn ghế, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa…, thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ thông thoáng bởi virus SARS-CoV-2 có khả năng tồn tại trên những bề mặt này.
- Không tập trung đông người, không di chuyển tới vùng dịch, giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh. Những trường hợp trở về từ vùng dịch, đã tiếp xúc với người nhiễm/nghi nhiễm phải tuân thủ thực hiện khai báo y tế trên website, ứng dụng NCOVI hoặc khai báo với các cơ quan y tế để được kiểm tra sức khỏe và cách ly nếu cần thiết.
- Tự theo dõi sức khỏe của mình, xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh, tích cực vận động rèn luyện, ngủ nghỉ khoa học để nâng cao sức đề kháng phòng ngừa bệnh tật.
- Chủ động trang bị cho mình những thông tin về dịch bệnh Covid-19 qua các nguồn tin chính thống giúp bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của chính bản thân mình cũng như gia đình và mọi người xung quanh.
Đặc biệt đối với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại Việt Nam như hiện nay, Bộ Y tế kêu gọi mỗi người dân hãy cùng nhau thực hiện Thông điệp 5K chung sống an toàn với dịch bệnh bao gồm "Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế". Thông điệp này đã dần trở nên quen thuộc, được mọi người hưởng ứng và chia sẻ rộng rãi trong thời gian qua bằng nhiều hình thức khác nhau giúp truyền thông một cách hiệu quả.
Như vậy, những thông tin về cách phân biệt triệu chứng Covid-19 với cảm cúm đã được tổng hợp và chia sẻ trên đây, hi vọng rằng đã giải đáp được câu hỏi băn khoăn của bạn đọc. Với tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến vô cùng phức tạp, các chuyên gia khuyến cáo tất cả mọi người đều phải có tinh thần chủ động tuân thủ nghiêm ngặt theo quy tắc 5K của Bộ Y tế nhằm phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm. Bên cạnh đó, những trường hợp có xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 như ho kéo dài, sốt, khó thở cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được tư vấn, hướng dẫn cách xử lý một cách đúng đắn và an toàn.
Ngoài ra, nếu bạn cần tư vấn nam khoa, tư vấn phụ khoa online thì hãy liên hệ đến tổng đài 0352612932 hoặc chat qua Zalo, Messenger để được các chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh 380 Xã Đàn Hà Nội giải đáp hỗ trợ trực tiếp miễn phí.