Đeo khẩu trang đúng cách phòng chống Covid
- Tác giả: Phương Thảo - Cập nhật: 08/06/2021
- Tham vấn y khoa: BS. Lương Thị Phương Nam
Đeo khẩu trang y tế đúng cách là như thế nào hay hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách của Bộ y tế phòng chống dịch Covid-19 là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Có thể nói Covid-19 đang là một đại dịch truyền nhiễm trên toàn cầu với tỷ lệ người mắc không ngừng gia tăng. Đeo khẩu trang đang là một trong những giải pháp có tác dụng phòng ngừa và hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19 được áp dụng phổ biến trong cộng đồng. Vậy đeo khẩu trang y tế như thế nào là đúng, để có thể phát huy tối đa hiệu quả của khẩu trang tránh tình trạng gây lãng phí, khan hiếm khẩu trang do dùng khẩu trang không đúng cách. Trong bài viết dưới đây, Blog Sức khỏe 365 sẽ hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách phòng chống dịch Covid giúp bạn đọc có thể tham khảo khi chưa biết cách đeo khẩu trang y tế đúng cách.
Tại sao phải đeo khẩu trang trong mùa dịch?
Covid-19 là một loại virus gây nhiễm trùng cấp tính với các triệu chứng về hô hấp, có khả năng truyền nhiễm từ người sang người rất cao. Dịch Covid có 2 con đường lây truyền trực tiếp chính là: thông qua quá trình tiếp xúc với các dịch tiết của người nhiễm bệnh như ho, hắt hơi, sổ mũi,... và lây truyền gián tiếp thông qua các vật dụng trung gian đã bị nhiễm virus.
Chính vì vậy, đeo khẩu trang phòng chống dịch Covid được khuyến cáo là một trong những giải pháp quan trọng đối với bản thân mỗi người giúp kiểm soát, bảo vệ và góp phần đẩy lùi dịch bệnh hiệu quả. Đối với người khỏe mạnh, việc đeo khẩu trang sẽ giúp phòng ngừa dịch bệnh trong việc tiếp xúc người với người hay ngăn ngừa các giọt bắn từ đường hô hấp có thể chứa virus hòa vào không khí.
Đối với người bị bệnh hay đang trong giai đoạn ủ bệnh, việc đeo khẩu trang y tế đúng cách sẽ là một trong những biện pháp giúp kiểm soát nguồn lây nhiễm, ngăn chặn quá trình phát tán virus ra bên ngoài hiệu quả. Đối với trường hợp này, nếu người bị bệnh không đeo khẩu trang đúng cách, sẽ khiến các giọt tiết chứa virus có thể bắn xa tới 2m, với trường hợp nhiễm Covid biến chủng mới khoảng cách sẽ có thể lên tới khoảng 10m, điều này sẽ khiến nguy cơ lây lan virus ra cộng đồng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội.
Chính vì vậy, đeo khẩu trang là việc làm rất quan trọng trong việc phòng chống và đẩy lùi dịch Covid hiệu quả trong thời điểm hiện nay mà mọi người dân nên cần phải nghiêm chỉnh thực hiện.
Khi nào thì cần đeo khẩu trang?
Như đã nói ở trên, đeo khẩu trang là một trong những giải pháp giúp phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh mang lại hiệu quả cao trong thời điểm dịch Covid đang hoành hành hiện nay. Vậy khi nào cần đeo khẩu trang cũng là một trong những thắc mắc của rất nhiều người, bởi những băn khoăn, sự bất tiện khi lúc nào cũng cần phải đeo khẩu trang có phải là việc làm cần thiết hay không?
Theo các chuyên gia khuyến cáo, việc đeo khẩu trang giữa tâm điểm mùa dịch Covid là biện pháp phòng tránh sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh, kiểm soát nguồn lây nhiễm tối đa. Tuy nhiên, việc đeo khẩu trang không nhất thiết phải đeo mọi lúc mọi nơi, điều này sẽ có thể gây bí bách và khó chịu đối với người dùng. Bộ y tế khuyến cáo rằng, những trường hợp sau đây khuyến cáo cần đeo khẩu trang phòng chống dịch Covid gồm có:
- Trường hợp tiếp xúc, chăm sóc, theo dõi hay điều trị đối với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ bị nhiễm Covid-19.
- Người chăm sóc hoặc có tiếp xúc gần với những trường hợp xuất hiện các triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp như khó thở, ho, đau họng, sổ mũi,...
- Trường hợp được chỉ định tự chăm sóc, cách ly tại nhà khi có tiếp xúc hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh.
- Trường hợp khi đến làm việc, chăm sóc hoặc thăm hỏi tại các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám.
- Những người có triệu chứng bệnh hô hấp như bị sốt, ho hoặc sổ mũi hoặc bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục cần phải đeo khẩu trang để ngăn ngừa khả năng phát tán virus bệnh sang cho người khác.
- Đối với những người khỏe mạnh, không mắc bệnh về đường hô hấp thì không cần phải đeo khẩu trang khi không cần thiết.
- Ngoài ra, mọi người có thể cân nhắc đeo khẩu trang khi đến các khu vực tập trung đông người, trong phòng kín nhằm bảo vệ sức khỏe, ngăn chặn khả năng lây nhiễm trước nguy cơ nhiễm bệnh cao ở trong môi trường cộng đồng.
Bên cạnh đó, mọi người cần lưu ý không nên đeo khẩu trang đối với các trường hợp như sau:
- Trẻ em dưới 2 tuổi không nên đeo khẩu trang.
- Đối với trường hợp những người có biểu hiện bị khó thở mãn tính.
- Trường hợp người bị bất tỉnh, mất hoàn toàn hoặc không có khả năng tự tháo khẩu trang khi không có sự trợ giúp tác động.
- Trường hợp tham gia các hoạt động thể thao bơi lội, chạy,... việc đeo khẩu trang sẽ gây khó thở.
Nên đeo khẩu trang vải hay khẩu trang y tế?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại khẩu trang được dùng phổ biến là khẩu trang vải và khẩu trang y tế. Do tình hình dịch bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng, nên nhu cầu đeo khẩu trang phòng chống dịch Covid ngày càng gia tăng, từ đó chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều người băn khoăn, phân vân không biết bản thân nên sử dụng khẩu trang vải hay khẩu trang y tế. Dưới đây là những khuyến cáo từ các chuyên gia để giúp bạn có thể giải đáp được thắc mắc này và có thể dễ dàng lựa chọn một loại khẩu trang phòng chống dịch bệnh an toàn, hiệu quả.
Khẩu trang y tế
Khẩu trang y tế là loại khẩu trang dùng một lần, đây cũng là loại được nhiều người lựa chọn sử dụng trong quá trình phòng chống dịch Covid cũng như trong hoạt động đời sống bình thường nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân. Khẩu trang y tế được thiết kế một cách đơn giản, gọn nhẹ và có cấu tạo 3 - 5 lớp lọc kháng khuẩn và than hoạt tính có chức năng lọc bụi, ngừa khuẩn ở kích thước nhỏ.
Như tên gọi, khẩu trang y tế được sử dụng tại các cơ sở y tế, vật dụng thiết yếu cung cấp cho bác sĩ, y tá, nhân viên y tế hay người làm việc tại các bệnh viện, phòng khám tiếp xúc trực tiếp với người bệnh cũng như các nguồn lây bệnh khác. Đồng thời, khẩu trang y tế cũng được sử dụng tại các trung tâm giám định pháp y cung cấp cho các giám định viên tiến hành khám nghiệm hiện trường hay khám nghiệm và giải phẫu cơ thể.
Hiện nay, có rất nhiều loại khẩu trang y tế có khả năng chống bụi mịn và lọc không khí mang hiệu quả trong quá trình phòng chống dịch bệnh. Đối với tình hình dịch Covid-19 vẫn đang căng thẳng hiện tại, Bộ Y tế cũng cho ra khuyến cáo trong việc đeo khẩu trang phòng chống dịch Covid lây lan, kiểm soát nguồn lây nhiễm, người dân chỉ nên sử dụng khẩu trang y tế trong các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch cao khi tiếp xúc với nguồn bệnh chứa các loại virus như là bệnh nhân nhiễm Covid-19, tiếp xúc trực tiếp hoặc chăm sóc người bị nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm Covid-19,... Bởi nếu trong trường hợp này việc tái sử dụng khẩu trang y tế sẽ khiến virus, các chất độc hại dễ dàng xâm nhiễm vào cơ thể.
Khẩu trang vải
Khẩu trang vải cũng là một loại khẩu trang được người dân ưu tiên lựa chọn để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Khẩu trang vải thuộc loại khẩu trang có thể tái sử dụng được nhiều lần và cũng bao gồm rất nhiều loại như khẩu trang vải kháng khuẩn, khẩu trang vải sợi hoạt tính, khẩu trang có lớp than hoạt tính. Đây là loại khẩu trang có tác dụng ngăn ngừa các bụi mịn nhỏ và các chất khí gây độc hại xuất hiện trong môi trường cũng như chống các giọt bắn từ người sang người giống loại khẩu trang y tế..
Tùy thuộc vào các hoạt chất kháng khuẩn của mỗi loại khẩu trang thường sẽ có thể giặt và tái sử dụng trong vòng khoảng 1-2 tháng, thời gian càng sử dụng lâu thì hiệu quả sử dụng càng giảm xuống đặc biệt là sau nhiều lần giặt.
Có thể thấy rằng, hiện nay vì nhiều lý do khách quan khác nhau mà nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế vẫn lớn hơn gấp nhiều lần so với khẩu trang vải, từ đó hình thành đến việc khẩu trang y tế bị khan hiếm. Do vậy, để nhằm góp phần bình ổn thị trường khẩu trang y tế đang trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng, giá thành gia tăng mà Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên sử dụng khẩu trang vải trong công tác phòng chống dịch bệnh hiện nay.
Thời điểm này, người dân cần có quan điểm đúng đắn trong việc lựa chọn nên đeo khẩu trang vải hay khẩu trang y tế để chống dịch, bởi những trường hợp thực sự cần sở hữu khẩu trang y tế là những người làm công tác trong y tế, người tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh, nguồn độc hại, có nguy cơ mắc bệnh cao.
Bên cạnh việc khuyến cáo sử dụng khẩu trang vải không chỉ giúp tiết kiệm và hạn chế tình trạng khan hiếm khẩu trang y tế. Mà các chuyên gia còn cho rằng việc không dùng khẩu trang y tế góp phần giảm bớt gánh nặng xử lý rác thải y tế, bảo vệ tốt môi trường. Bởi khẩu trang y tế còn có nhược điểm là được làm từ các nguyên liệu khó có thể tự phân hủy trong môi trường tự nhiên. Do vậy nếu có rất nhiều người sử dụng và không đeo khẩu trang đúng cách thải ra mỗi ngày thì sẽ trở thành nguyên nhân khiến vấn nạn ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng do ảnh hưởng từ rác thải khẩu trang.
Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo rằng nếu bạn không thuộc các trường hợp đặc biệt, thì nên đeo khẩu trang vải thay thế trong công tác phòng chống dịch bệnh hiện nay.
Hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách phòng chống Covid
Ngoài việc quan tâm về nên lựa chọn đeo khẩu trang chống dịch Covid loại nào, thì đeo khẩu trang y tế như thế nào là đúng của rất nhiều người nhằm phát huy hiệu quả tối đa nhất trong việc sử dụng khẩu trang. Dưới đây là chia sẻ của các chuyên gia hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách cho trẻ và người lớn trong công tác phòng chống dịch Covid mà bạn đọc có thể tham khảo khi cần thiết, cụ thể:
Hướng dẫn đeo khẩu trang y tế đúng cách:
- Người dân sử dụng khẩu trang y tế, kể cả đối với trẻ nhỏ trước khi đeo khẩu trang cần phải rửa tay đúng cách bằng xà phòng hoặc với dung dịch rửa tay sát khuẩn.
- Đeo khẩu trang đúng mặt: Khi bạn đeo khẩu trang y tế cần xác định chính xác mặt trong và mặt ngoài của khẩu trang nhằm đảm bảo phát huy hiệu quả bảo vệ cao nhất. Khẩu trang y tế thường có 2 mặt: mặt ngoài màu xanh có công dụng có tác dụng chống thấm nước, giúp ngăn ngừa nước thấm và ngăn chặn bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập, và mặt bên trong có màu trắng tiếp xúc trực tiếp với miệng, mũi có tác dụng thấm hút mạnh những giọt bắn, và dịch tiết ra.
- Đeo khẩu trang y tế đúng chiều: Để đảm bảo đeo khẩu trang y tế đúng cách bạn cần xác định chính xác chiều của khẩu trang. Thông thường, mặt trên của khẩu trang y tế sẽ gắn một sợi kim loại mỏng nhỏ, để giúp người dùng có thể dễ dàng điều chỉnh độ cong, vừa với hình dạng mũi, nhằm giữ kín vị trí tiếp xúc giữa sống mũi và khẩu trang ngăn chặn nguy cơ vi khuẩn, bụi mịn có lỗ hổng xâm nhập.
- Sau khi xác định xong, người dùng chỉ cần cần chỉnh khẩu trang sao cho vừa vặn và cân đối với mặt, sau đó giữ và cố định phần trên và kéo nhẹ phần mặt dưới của khẩu trang giãn ra bao phủ xuống vùng cằm. Tiếp theo cân chỉnh, bóp nhẹ sợi dây kim loại ở phần trên khẩu trang phù hợp với cấu tạo mũi tạo độ kín.
Lưu ý: Khẩu trang y tế chỉ sử dụng một lần, sau đó bỏ vào thùng rác đậy nắp kín. Khi tháo khẩu trang bạn chỉ nên cầm quai dây sau tai tháo bỏ, không chạm vào phần mặt của khẩu trang, nếu chẳng may chạm vào nên vệ sinh tay đúng cách ngay sau đó.
Hướng dẫn đeo khẩu trang vải đúng cách:
Cũng giống như sử dụng khẩu trang y tế, cách đeo khẩu trang vải đúng cách gồm có:
- Người dùng cũng cần xác định đúng chiều của khẩu trang vải trước khi đeo. Thông thường khẩu trang vải được thiết kế bề mặt theo chiều hướng chúc xuống dần phía bên dưới nhằm ôm sắt mũi và cằm của người dùng hạn chế các vi khuẩn, bụi mịn có thể bám trên lớp vải.
- Sau khi xác định được hướng đeo của lớp khẩu trang, thường thiết kế của khẩu trang vải đã xác định sẵn mặt trong và mặt ngoài của khẩu trang, nên người dùng dễ nhận định hơn với khẩu trang y tế. Khi người dùng đeo khẩu trang vải cần phải đeo làm sao cho khẩu trang có thể ôm sát đường sống mũi cũng như che kín toàn bộ phần cằm nhằm ngăn chặn các giọt bắn hòa trong không khí hay tiếp xúc với người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm luồn qua các khe hở trên khẩu trang, có thể xâm nhập vào đường hô hấp. Người dùng lưu ý tránh sờ tay trong quá trình đeo khẩu trang.
- Sau khi sử dụng, muốn tháo khẩu trang bạn tránh cầm vào mặt khẩu trang và chỉ cầm vào quai dây khẩu trang để tháo ra.
Lưu ý: Sau khi sử dụng khẩu trang vải, người dùng nên vệ sinh giặt khẩu trang bằng tay nhẹ nhàng thường xuyên để tái sử dụng lại.
Bên cạnh đó, người dùng cần lưu ý nên lựa chọn sử dụng khẩu trang vải và khẩu trang y tế phải thật cẩn thận, nên lựa chọn khẩu trang từ các thương hiệu uy tín, có tên tuổi, rõ xuất xứ đã được kiểm duyệt về chất lượng y tế.
Chỉ đeo khẩu trang thôi đã đủ để phòng dịch bệnh chưa?
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, để đảm bảo công tác phòng ngừa và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 thì chỉ đeo khẩu trang thôi vẫn chưa đủ, mỗi người dân cần phải chủ động kết hợp đầy đủ các biện pháp phòng ngừa khác, nên áp dụng thông điệp phòng chống dịch 5K:
- Khẩu trang: Chủ động đeo khẩu trang đúng cách của Bộ y tế tại nơi công cộng, tập trông - tụ tập đông người và đeo khẩu trang y tế đúng cách tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
- Khử khuẩn: Nên thực hiện rửa tay vệ sinh đúng cách thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay có chứa 60% cồn. Vệ sinh khử khuẩn các vật dụng tiếp xúc thường xuyên, môi trường xung quanh tại nhà hoặc các cơ quan ban ngành,...
- Khoảng cách: Thực hiện giữ khoảng cách tiếp xúc với người khác tối đa 2m.
- Không tụ tập: Tuyệt đối tránh tụ tập đông người.
- Khai báo y tế: Thực hiện khai báo y tế tại địa phương hoặc khai báo online nhằm được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Tóm lại, để đảm bảo góp phần đẩy lùi dịch bệnh Covid đang hoành hành, một trong những yếu tố người dân cần thực hiện là đeo khẩu trang đúng cách để phòng ngừa dịch bệnh. Hi vọng với những thông tin mà các chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh chia sẻ hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách phòng chống dịch Covid trên đây, có thể giúp bạn đọc nắm rõ được cách đeo cũng như hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách cho trẻ nhỏ nhằm chăm sóc và bảo vệ tốt cho sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, mang lại hiệu quả cao nhất trong công tác phòng chống dịch Covid hiện nay.
Bên cạnh đó, nếu bạn cần tư vấn bệnh nam khoa, tư vấn bệnh phụ khoa online miễn phí thì hãy gọi điện thoại tới đường dây nóng 0352612932 hoặc chat trực tuyến qua Messenger, Zalo để được các chuyên gia nam khoa, sản phụ khoa phòng khám Hưng Thịnh 380 Xã Đàn, Hà Nội hỗ trợ giải đáp trực tiếp.