Khám sức khỏe sinh sản là khám những gì, lưu ý khi đi khám

Khám sức khỏe sinh sản là khám những gì và các lưu ý khi đi khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân là vấn đề được nhiều cặp đôi quan tâm hiện nay. Theo các chuyên gia, khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân là hạng mục vô cùng quan trọng, không chỉ giúp nam nữ giới có thể nắm bắt rõ về tình trạng hiện tại của bản thân mình mà còn đảm bảo cho hạnh phúc gia đình về sau đó. Nếu bạn cũng đang băn khoăn khám sức khỏe sinh sản gồm những gì và những điều cần lưu ý khi đi khám, hãy cùng Sức khỏe Online 365 theo dõi ngay bài viết được chia sẻ dưới đây.

Khám sức khỏe sinh sản là khám những gì?

Khám sức khỏe sinh sản là gì?

Các chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh cho biết, khám sức khỏe sinh sản có nghĩa là hạng mục kiểm tra tổng quát thường được tiến hành vào thời điểm trước khi nam nữ giới lập gia đình, do đó còn được gọi là khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân. Thông qua các khâu thăm khám lâm sàng, xét nghiệm và siêu âm cần thiết, bác sĩ sẽ có sự đánh giá về tình trạng sức khỏe sinh sản cho các cặp đôi, phát hiện ngay từ sớm nếu đang gặp phải vấn đề bất thường đồng thời chỉ định phác đồ điều trị nhanh chóng, hiệu quả.

Tuy nhiên, thực tế là hạng mục thăm khám này có thể triển khai ngay từ khi hệ thống cơ quan sinh dục phát triển, bắt đầu thực hiện chức năng sinh sản chứ không phải bắt buộc cần đợi tới trước hôn nhân. Không chỉ vậy, kể cả khi đã lập gia đình thì các cặp vợ chồng vẫn nên chủ động tiến hành khám sức khỏe sinh sản theo đúng định kỳ để nâng cao chất lượng cuộc sống hôn nhân một cách tốt nhất.

Gói khám ưu đãi nam khoa

Việc khám sức khỏe sinh sản sẽ mang lại cho các cặp đôi rất nhiều lợi ích, cụ thể như sau:

• Nam giới và nữ giới đều có được đánh giá tổng quát, rõ ràng về tình trạng sức khỏe của bản thân mình, có thể tự trang bị những kiến thức quan trọng, chuẩn bị tâm lý cho cuộc sống hôn nhân gia đình sắp tới.

• Chẩn đoán sớm trong trường hợp mắc phải các bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục, có ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, giang mai, lậu, viêm gan B, HIV/AIDS…

• Dự phòng, tầm soát và tiến hành chữa trị các bệnh nam khoabệnh phụ khoa, những vấn đề bệnh lý bất thường liên quan tới khả năng sinh sản ở nam nữ giới.

• Kiểm tra, chẩn đoán những bệnh về rối loạn di truyền với mục đích phòng tránh nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh sau này, bên cạnh đó còn giúp nữ giới bảo đảm các điều kiện về sức khỏe, có sự chuẩn bị tốt nhất cho suốt quá trình mang thai sắp tới.

• Được bác sĩ chuyên khoa đưa ra nhũng lời khuyên thiết thực, tư vấn về kiến thức sinh sản, giải đáp băn khoăn thắc mắc nếu có nhằm đảm bảo đời sống tình dục lành mạnh, nắm được các biện pháp tránh thai an toàn hoặc có thể lên kế hoạch chào đón thành viên mới của gia đình trong tương lai được thuận lợi.

Khám sức khỏe sinh sản là khám những gì?

Mặc dù đang ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi hơn nhưng vẫn có không ít các cặp đôi vẫn còn băn khoăn khám sức khỏe sinh sản gồm những gì, có những hạng mục nào cần thực hiện. Theo đó, khi đi khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân thì nam nữ giới sẽ phải tiến hành 3 khâu chính bao gồm: Kiểm tra sức khỏe tổng quát, khám sức khỏe sinh sản và sàng lọc gen di truyền. Calificación de la casa de apuestas https://es.bet-rate.top mejores casas de apuestas

Khám sức khỏe sinh sản gồm những gì

1. Khám sức khỏe tổng thể cho nam giới và nữ giới

Trong hạng mục kiểm tra sức khỏe tổng quát, trước tiên bạn sẽ được bác sĩ tiến hành đo các chỉ số chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim, mạch…, thăm hỏi tiền sử mắc bệnh, đã và đang dùng loại thuốc nào, từng phẫu thuật hay chưa, thói quen trong sinh hoạt và đời sống tình dục, môi trường sống và làm việc có phải tiếp xúc hóa chất độc hại hay không…

Tiếp theo, nam nữ giới cần thực hiện một số loại xét nghiệm, siêu âm chụp chiếu được liệt kê như dưới đây nhằm chẩn đoán ngay từ sớm các bệnh lý nếu có:

• Xét nghiệm kiểm tra chỉ số đường huyết, đo nồng độ Glucose trong máu nhằm phát hiện bệnh tiểu đường.

• Xét nghiệm công thức máu, kiểm tra các tế bào bao gồm bạch cầu (WBC), tiểu cầu (PLT) và hồng cầu (RBC) với mục đích chẩn đoán các bệnh về máu, tình trạng thể chất, xác định nếu có vấn đề rối loạn huyết học.

• Xét nghiệm kiểm tra viêm gan B và xét nghiệm HIV cũng rất quan trọng, bởi đây đều là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có con đường lây truyền chủ yếu qua việc quan hệ tình dục, đường máu hoặc từ người mẹ lây sang con.

• Xét nghiệm phân tích nước tiểu để kiểm tra nồng độ các chất trong mẫu nước tiểu, nhận biết được các vấn đề bệnh lý liên quan đường tiết niệu, hoạt động của thận… tránh ảnh hưởng đến đời sống tình dục.

• Đo điện tâm đồ (ECG) nhằm ghi lại những thay đổi về dòng điện của tim, qua đó có thể phát hiện nếu tim mạch có dấu hiệu bất thường để xử lý, bởi khi giao hợp tình dục thì hoạt động của tim sẽ tăng cao hơn nên cần ngăn ngừa các rủi ro.

• Đánh giá chức năng của gan và thận thông qua một số loại xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ để chẩn đoán nếu có biểu hiện tổn thương và điều trị nhanh chóng.

• Chụp X-quang ngực phẳng, siêu âm ổ bụng… nhằm phát hiện triệu chứng cảnh báo về các bệnh lý.

Khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân

2. Khám sức khỏe sinh sản (Khám nam khoa và phụ khoa)

Khám sức khỏe sinh sản là khám những gì, việc khám nam khoa - phụ khoa là khâu kiểm tra quan trọng với mục đích phát hiện sớm nếu có biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục, hiện tượng viêm nhiễm hay các bệnh xã hội nguy hiểm. Các hạng mục sẽ có sự khác nhau giữa nam giới và nữ giới, cụ thể là:

Khám sức khỏe sinh sản đối với nam giới

Đối với nam giới, khâu khám sức khỏe sinh sản sẽ bao gồm những hạng mục như sau:

• Kiểm tra bộ phận sinh dục nam giới, cụ thể ở đây là dương vật và hai bên tinh hoàn, đánh giá khả năng cương cứng, hoạt động xuất tinh, quan sát xem có dấu hiệu của các bệnh dài, hẹp bao quy đầu… hay không nhằm đánh giá chức năng tình dục.

• Làm xét nghiệm tinh dịch đồ để phân tích tinh dịch, số lượng, chất lượng và khả năng di động của tinh trùng của nam giới có ổn định bình thường hay không.

• Tiến hành xét nghiệm FSH và xét nghiệm LH nhằm nhận định về khả năng, tỷ lệ mang thai theo phương pháp tự nhiên, nếu có xuất hiện vấn đề nào đó sẽ kịp thời điều trị đúng cách để tránh gây tác động xấu đến sức khỏe sinh sản.

• Siêu âm hai bên tinh hoàn giúp nhanh chóng phát hiện và xử lý sớm trong trường hợp có biểu hiện bất thường, bởi tinh hoàn là cơ quan đảm nhiệm chức năng quan trọng đối với quá trình sản sinh tinh trùng cũng như hormone Testosterone.

Gói khám ưu đãi nam khoa

Khám sức khỏe sinh sản đối với nữ giới

Để có thể đánh giá tình trạng sức khỏe sinh sản ở nữ giới cần phải tiến hành các hạng mục:

• Khám bộ phận sinh dục nữ bên ngoài bằng mắt thường, sau đó sử dụng mỏ vịt đã được vô trùng tuyệt đối và bôi trơn để kiểm tra bộ phận sinh dục nữ bên trong giúp phát hiện tình trạng viêm nhiễm, nổi mụn ở vùng kín, sưng tấy để điều trị nhanh chóng.

• Xét nghiệm dịch âm đạo nhằm kiểm tra xem có sự tồn tại của vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng hay tác nhân có hại nào khác hay không, từ đó xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, bệnh lý phụ khoa.

• Siêu âm ổ bụng hoặc siêu âm đầu dò để quan sát tử cung, buồng trứng, mục đích là chẩn đoán hiện tượng bất thường, sàng lọc nguy cơ mắc u xơ tử cung, viêm tắc vòi trứng, u nang buồng trứng… có thể gây vô sinh - hiếm muộn.

• Tiến hành chụp X-quang vú hoặc siêu âm hai bên tuyến vú chẩn đoán, tầm soát khả năng mắc bệnh ung thư vú nguy hiểm và can thiệp kịp thời.

Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định thực hiện kết hợp một số hạng mục khám cận lâm sàng chuyên sâu hơn, đặc biệt là ở nữ giới. Lý do là bởi cấu tạo cơ quan sinh dục cả ngoài và trong của phái nữ đều tương đối phức tạp, nguy cơ mắc bệnh lý nhiều hơn các quý ông ông. Hơn nữa đây cũng là nhóm đối tượng trực tiếp thực hiện quá trình mang thai, sinh nở về sau đó nên cần được kiểm tra, đánh giá kỹ lưỡng.

3. Tiến hành sàng lọc gen di truyền

Đây là khâu sàng lọc vô cùng quan trọng nhất là đối với thời điểm trước khi mang thai, có khả năng hạn chế tối đa nguy cơ rủi ro tiềm ẩn khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh, rối loạn di truyền. Đặc biệt, những trường hợp phải thực hiện sàng lọc gen di truyền bao gồm: Một trong hai vợ chồng từng mắc các bệnh về thần kinh, trầm cảm, bệnh lý có tính di truyền, có vấn đề về khả năng nghe và nhìn, đã từng mang thai và sinh con bị dị tật…

Bên cạnh đó, nếu đang có kế hoạch mang thai thì các cặp đôi cũng đồng thời nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về việc tiêm vaccine phòng các bệnh viêm gan siêu vi B (ít nhất trước 4 tháng), bệnh Rubella, sởi, quai bị… (trước 3 tháng).

Lưu ý khi đi khám sức khỏe sinh sản

Lưu ý khi đi khám sức khỏe sinh sản

Dưới đây là một số lưu ý khi đi khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân mà các cặp đôi cần nắm bắt và thực hiện, để quá trình kiểm tra sau đó có thể được tiến hành một cách thuận lợi, an toàn nhanh chóng:

• Thời điểm nên đi khám sức khỏe sinh sản trước khi kết hôn là khoảng từ 3 đến 6 tháng, cả nam giới và nữ giới đều nên thực hiện để bảo đảm có sự chuẩn bị tốt nhất cả về đời sống hôn nhân sắp tới cũng như lên kế hoạch có em bé.

• Chuẩn bị sẵn sàng về tâm lý, loại bỏ những suy nghĩ ngại ngùng, lo lắng quá mức để mạnh dạn trao đổi cụ thể, chính xác với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng hiện tại của mình hoặc các vấn đề còn băn khoăn thắc mắc.

• Lưu ý chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cá nhân cần thiết ngay từ nhà, nhất là khi có ý định khám ở các bệnh viện công lập lớn bởi tại đây thường xuyên xảy ra hiện tượng đông đúc quá tải. Nếu ngại phải chờ đợi lâu thì bạn có thể cân nhắc lựa chọn kiểm tra tại các phòng khám đa khoa tư nhân uy tín để tiết kiệm thời gian mà chi phí vẫn hợp lý.

• Nữ giới không khám sức khỏe sinh sản nếu đang ở trong kỳ kinh nguyệt, hoặc đang trong quá trình sử dụng thuốc đặt âm đạo điều trị viêm nhiễm. Cả hai người đều phải kiêng chuyện quan hệ tình dục trước thời điểm kiểm tra sức khỏe khoảng 3 ngày.

• Lựa chọn những bộ trang phục, quần áo rộng rãi, thoải mái khi đi khám, tránh mặc những loại đồ chật chội, bó sát vào cơ thể bởi điều này sẽ gây cản trở trong quá trình kiểm tra, làm mất thêm nhiều thời gian.

• Nên đi khám vào buổi sáng và cần nhịn ăn để kết quả xét nghiệm máu được chính xác, ngoài ra một số loại siêu âm khác như siêu âm tuyến tiền liệt, siêu âm phần phụ... sẽ yêu cầu nam nữ giới uống nhiều nước đồng thời nhịn tiểu tiện trước đó để dễ dàng quan sát hơn khi bàng quang đầy.

• Tuyệt đối không uống rượu bia, đồ uống có gas hay dùng các chất kích thích trước khi đi khám. Không nên sử dụng lăn khử mùi cho vùng da dưới cánh tay bởi sản phẩm này có thể làm hiển thị đốm trắng trên phim chụp X-quang vùng ngực, dễ bị nhầm lẫn sang dấu hiệu của các bệnh lý khác.

Bài viết trên đây đã giải đáp câu hỏi khám sức khỏe sinh sản là khám những gì, Kênh sức khỏe 365 hi vọng rằng sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn cụ thể hơn về hạng mục kiểm tra này. Nhìn chung, khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân đã trở thành việc quan trọng mà các cặp đôi nên chủ động tiến hành ngay từ sớm nhằm loại trừ nguy cơ mắc phải các bệnh lý bất thường, từ đó có phương án điều trị nhanh chóng và hiệu quả. Để đặt lịch khám trước nếu có nhu cầu hoặc còn bất kỳ vấn đề thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ hotline 0352612932 để được đội ngũ chuyên gia tư vấn sức khỏe sinh sản online miễn phí.

Bác sĩ tư vấn

Khám sức khỏe sinh sản là khám những gì, lưu ý khi đi khám
Đánh giá: 8.3 / 10 ( 87 lượt đánh giá )