Bệnh lậu là gì?
- Tác giả: Phương Thảo - Cập nhật: 30/05/2023
- Tham vấn y khoa: BS. Lương Thị Phương Nam
Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh lậu là gì, triệu chứng bệnh lậu có biểu hiện như thế nào hay tác hại của bệnh lậu có nguy hiểm không và phòng tránh bệnh bằng cách nào hiệu quả... Đây là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi nghi ngờ bản thân mình có dấu hiệu mắc phải căn bệnh xã hội này. Dưới đây là những thông tin tổng quan nhất về bệnh lậu được các chuyên gia về bệnh xã hội tại phòng khám Hưng Thịnh chia sẻ. Mời các bạn cùng theo dõi.
Bệnh lậu là gì?
Bệnh lậu là bệnh xã hội lây nhiễm qua đường tình dục thường gặp hiện nay do lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Neisseria gonorrhoeae là vi khuẩn gram âm, chỉ sống và tồn tại trong cơ thể người, chết nhanh khi ra khỏi cơ thể. Lậu cầu khuẩn đặc biệt ưa phát triển ở điều kiện ẩm ướt, ấm áp đó là lý do thường thấy bệnh lậu biểu hiện ở bộ phận sinh dục, ở mắt, ở miệng và ở hậu môn và lây nhiễm rất nhanh qua đường tình dục. Bệnh xuất hiện ở nam và nữ giới trong đó nữ giới là đối tượng dễ lây bệnh lậu nhất, tỷ lệ mắc bệnh lậu có thể lên đến 80% chỉ sau 1 lần quan hệ với người đã bị nhiễm.
Bệnh lậu có thời gian ủ bệnh khá dài thông thường 1 - 14 ngày, chậm nhất là 20 ngày. Bệnh được phát triển qua 3 thời kỳ, giai đoạn:
• Đầu tiên, lậu cầu khuẩn xâm nhập cơ thể qua các con đường lây nhiễm. Trong vòng 36 giờ vi khuẩn xâm nhập và bắt đầu phát triển.
• Ở giai đoạn 2, bệnh lậu tập trung phát triển, nhân rộng số lượng.
• Giai đoạn 3, bệnh phát triển mạnh, biểu hiện ra ngoài các triệu chứng.
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi năm trên thế giới ước lượng khoảng 62 triệu ca nhiễm bệnh lậu. Thực tế vào năm 2016, chỉ riêng ở độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi có đến 87 triệu ca mắc bệnh lậu. Đây là thực trạng đáng báo động khi độ tuổi mắc bệnh lậu ngày càng trẻ và trong độ tuổi sinh sản. Để tìm hiểu được cách chữa và phòng tránh bệnh lậu trước tiên chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân và biểu hiện của bệnh lậu.
Nguyên nhân gây bệnh lậu
Nguyên nhân gây bệnh lậu ở nam giới và nữ giới đều giống nhau do nhiễm vi khuẩn bệnh lậu Neisseria gonorrhoeae. Vi khuẩn này lây nhiễm từ người sang người qua 5 con đường sau:
Lây qua quan hệ tình dục
Hầu hết các ca nhiễm bệnh lậu là do lây nhiễm qua quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người. Việc quan hệ với nhiều người tăng tình trạng lây nhiễm bệnh xã hội đặc biệt là bệnh lậu. Quan hệ không sử dụng bao cao su, quan hệ bằng miệng, quan hệ qua hậu môn là những nguyên nhân gây nên bệnh lậu cho bạn tình. Đặc biệt với phụ nữ tỷ lệ bị lây bệnh lậu có thể lên đến 80% trong khi nam giới chỉ 20%.
Bệnh lậu lây từ mẹ sang con
Người phụ nữ khi mang thai là nguồn lây bệnh và là nguyên nhân gây bệnh lậu ở trẻ nhỏ. Mẹ mắc bệnh lậu tỷ lệ con sinh ra mắc bệnh lậu cao nếu như sinh thường và không có biện pháp hỗ trợ cho trẻ khi sinh. Biểu hiện bệnh lậu ở trẻ sơ sinh là ở mắt gây mắt đỏ, chảy nước mắt, gỉ mắt dạng mủ, đóng dày nếu không có biện pháp can thiệp sớm sẽ gây mù lòa hoặc nhiễm trùng máu.
Lây qua đường truyền máu
Nguyên nhân gây bệnh lậu qua đường truyền máu có thể do quá trình truyền máu - hiến máu hoặc sử dụng bơm kim tiêm chung. Nếu người hiến máu bị bệnh lậu thì phần máu được truyền đi cũng là nguyên nhân gây bệnh lậu ở người được truyền máu.
Sử dụng chung bơm kim tiêm với người bị bệnh lậu cũng sẽ gây nhiễm bệnh. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam không sử dụng chung kim tiêm y tế do đó nguồn lây bệnh lậu này cũng được hạn chế, rất ít khi xảy ra.
Tiếp xúc với vết thương hở
Dịch, mủ từ người bị bệnh lậu nếu tiếp xúc qua vết thương hở cũng là nguyên nhân gây bệnh lậu cho người khác.
Sử dụng chung đồ dùng cá nhân
Quần lót, bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm là các vật dụng cá nhân tuyệt đối không được sử dụng chung. Mặc dù lậu cầu khuẩn không tồn tại lâu ở phía bên ngoài nhưng nếu các đồ dùng này được người bệnh mới sử dụng, còn ẩm ướt, nếu bạn sử dụng chung nguy cơ lây nhiễm cũng khá cao.
Triệu chứng của bệnh lậu
Khi đã tiến hành xâm nhiễm, bệnh lậu sẽ có các biểu hiện thể hiện ra phía ngoài. Ở nam và nữ biểu hiện của bệnh lậu khác nhau và mức độ biểu hiện bệnh cũng khác nhau. Cụ thể:
Triệu chứng của bệnh lậu ở nam giới
Các dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới được biểu hiện chỉ sau 3 - 5 ngày ủ bệnh. Phần đa nam giới có biểu hiện của bệnh lậu rõ ràng, nhanh chóng xuất hiện bao gồm:
• Tiểu đau, tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần: Nam giới mắc bệnh lậu thường có biểu hiện đi tiểu bị đau, cảm giác buốt khi đi tiểu, mỗi lần đi tiểu không được nhiều, phải đi nhiều lần liên tục trong ngày. Đôi khi có cảm giác buồn tiểu nhưng lượng tiểu thoát ra quá ít hoặc không có gây bí tiểu, rất khó chịu.
• Ngoài ra, nam giới còn cảm nhận được cảm giác nóng buốt khi đi tiểu, khi tình trạng bệnh nặng hơn cảm giác này tăng dần lên.
• Nước tiểu có thể lẫn mủ, trường hợp nặng hơn có thể tiểu ra máu.
• Lỗ sáo bị phù, đỏ, mép bị lở loét: Đây là biểu hiện của bệnh lậu khi vi khuẩn lậu làm viêm niệu đạo.
• Lỗ niệu đạo ở nam giới chảy giọt mủ màu vàng xanh. Đây là dấu hiệu bệnh lậu đặc trưng gây viêm niệu đạo dễ nhận biết ở nam giới.
• Trường hợp nam giới quan hệ với người mắc bệnh lậu bằng miệng còn có thể có tình trạng đau, ngứa họng nhưng dễ bị nhầm với tình trạng viêm họng thông thường.
• Nếu quan hệ qua hậu môn, vi khuẩn bệnh lậu có thể gây ngứa hậu môn.
• Các triệu chứng của bệnh lậu ở trên còn đi kèm với trạng thái mệt mỏi, sốt nhẹ, nổi hạch ở bẹn,...
• Lậu cầu khuẩn nếu xâm nhập lây nhiễm có thể gây đau tinh hoàn, bìu, đau khi cương dương, quan hệ khó.
Biểu hiện của bệnh lậu ở nữ giới
Chỉ có khoảng 20 đến 50% nữ giới mắc bệnh lậu có biểu hiện ở giai đoạn đầu. Số còn lại biểu hiện không rõ ràng hoặc không có biểu hiện. Chỉ đến khi bệnh nặng mới biểu hiện trên các điểm sau:
• Lậu cầu khuẩn gây viêm niệu đạo khiến chị em đi tiểu đau buốt, tiểu khó và có cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
• Niệu đạo và cổ tử cung xuất hiện dịch mủ, nhầy hơi đặc màu xanh hoặc vàng.
• Vùng kín có mùi hôi tanh rất khó chịu.
• Đau vùng bụng dưới và đau lưng nhẹ.
• Nữ giới bị bệnh lậu có cảm giác đau khi quan hệ và cả sau khi quan hệ vẫn có cảm giác đau.
• Nếu quan hệ bằng miệng hoặc hậu môn có thể gây trạng thái ngứa họng, ngứa hậu môn.
• Thời điểm xuất hiện các dấu hiệu bệnh lậu ở trên nếu chị em đi khám có thể sẽ thấy lỗ tử cung đỏ, cổ tử cung có mủ, xuất hiện tình trạng viêm niệu đạo, viêm âm hộ, viêm âm đạo.
Tác hại của bệnh lậu
Bệnh lậu có nguy hiểm không và tác hại của bệnh lậu gây ra cho người bệnh là gì? Bệnh lậu biểu hiện ban đầu nếu chưa biến chứng chỉ gây ảnh hưởng lớn nhất cho đời sống tinh thần của hai vợ chồng. Tuy nhiên, khi bệnh đã biến chứng thì tác hại của bệnh lậu ảnh hưởng đến tất cả các đối tượng nam, nữ, trẻ nhỏ có thể gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản thậm chí là tính mạng của người bệnh. Cụ thể:
Tác hại của bệnh lậu với nam giới
- Bệnh lậu xuất hiện ở nam giới gây trạng thái đi tiểu nhiều lần làm cho nam giới mất tự tin và khi mắc bệnh lậu làm lây lan cho bạn tình, cho vợ cũng sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của cả hai, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần.
- Đau khi quan hệ làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới.
- Bệnh lậu dễ gây biến chứng các bệnh lý nam khoa như viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang,... gây ảnh hưởng đến việc quan hệ cũng như chức năng sinh sản. Bệnh lậu để lâu biến chứng nặng có thể gây vô sinh ở nam giới.
Tác hại của bệnh lậu với nữ giới
Nữ giới khi mắc bệnh lậu có thể xâm nhiễm vào tử cung và vòi trứng gây viêm vùng chậu, biến chứng của bệnh lý này có thể làm viêm ống dẫn trứng dẫn đến tình trạng vô sinh hoặc mang thai ngoài tử cung.
Thai phụ nếu bị nhiễm bệnh lậu thời điểm đầu thai kỳ dễ gây sẩy thai, thai lưu hoặc sinh non. Do đó, thông thường trong thời điểm trước khi mang thai hoặc lần đầu tiên đi khám thai kỳ, thai phụ có thể tiến hành xét nghiệm xem có mắc bệnh lậu hay không. Trong thời kỳ mang thai nếu người chồng có dấu hiệu bệnh lậu cả hai vợ chồng nên đi thăm khám sớm để có phương pháp hỗ trợ khi sinh phù hợp.
Tác hại của bệnh lậu với trẻ nhỏ
Với trẻ nhỏ bệnh lậu xuất hiện ở trẻ sơ sinh do lây nhiễm từ người mẹ. Trẻ sinh ra bị nhiễm viêm kết mạc mắt với các biểu hiện: mắt đỏ, sưng mí mắt, chảy nước mắt, mắt nhiều gỉ có mủ, gỉ mắt dày trẻ nhắm nghiền mắt. Nếu không được điều trị kịp thời, tác hại của bệnh lậu ở trẻ sơ sinh là mù lòa hoặc nhiễm trùng.
Tác hại của bệnh lậu với xã hội
Tác hại của bệnh lậu không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, hạnh phúc của gia đình mà còn gây ảnh hưởng đến xã hội. Bệnh lậu có thể lây qua đường tình dục nhanh chóng do đó việc quan hệ với nhiều bạn tình và không có biện pháp bảo vệ sẽ làm lây lan tình trạng này ra rộng hơn khiến nhiều người nhiễm ngoài cộng đồng.
Bệnh lậu là căn bệnh xã hội thường gặp nguy hiểm nhưng rất dễ lây nhiễm, dễ tái phát nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả. Cách tốt nhất là áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh lậu. Nếu trong trường hợp không may bị nhiễm phải căn bệnh này hãy thử áp dụng các cách chữa bệnh lậu dưới đây nhé.
Cách chữa bệnh lậu hiệu quả hiện nay
Khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh lậu bạn nên đến ngay cơ sở y tế để tiến hành khám sàng lọc bệnh lậu. Qua kiểm tra thăm khám kết hợp với những biểu hiện bệnh nhân gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xét nghiệm bệnh lậu phù hợp. Các phương pháp xét nghiệm hiện nay đang được áp dụng là nhuộm gram âm, nuôi cấy mô phân lập và PCR:
- Phương pháp nhuộm gram âm: Rất hiệu quả ở nam giới sử dụng dịch niệu đạo làm mẫu bệnh phẩm. Thời gian xét nghiệm khoảng 1 - 2 giờ sẽ có kết quả.
- Phương pháp nuôi cấy mô phân lập: Mẫu bệnh phẩm có thể lấy từ bộ phận sinh dục, cổ họng, hậu môn,... Phương pháp này cho kết quả chính xác nhưng thời gian mất khoảng 3 đến 5 ngày. Sử dụng phương pháp nuôi cấy mô phân lập rất hữu ích trong các trường hợp bệnh nhân điều trị bằng thuốc bởi ngoài khả năng xác định bệnh còn có thể xác định khả năng kháng kháng sinh của lậu cầu khuẩn.
- Phương pháp PCR: Đây là phương pháp hiện đại có thể xác định có mắc bệnh lậu hay không ngay từ giai đoạn sớm nhất và được áp dụng phổ biến tại các phòng khám, bệnh viện. Thời gian xét nghiệm nhanh.
Khi có kết quả chắc chắn đã bị nhiễm bệnh lậu, tùy theo mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp, cách chữa bệnh lậu hiệu quả. Điều trị bệnh lậu sẽ tiến hành cả người bệnh và bạn tình. Hai cách chữa bệnh lậu phổ biến hiện nay đó là chữa bệnh lậu bằng thuốc và sử dụng phương pháp DHA điều trị bệnh lậu.
Cách chữa bệnh lậu bằng thuốc
Cách chữa bệnh lậu bằng thuốc có tác dụng điều trị hiệu quả khi bệnh còn nhẹ, mới khởi phát. Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh lậu thường là thuốc kháng sinh:
- Thuốc điều trị bệnh lậu không biến chứng:
• Cefi*** 400mg liều duy nhất
• Ceftri*** 250mg liều duy nhất
• Specti*** 2g liều duy nhất
- Thuốc điều trị bệnh lậu biến chứng: Ceftri*** 1 - 2g tùy theo biến chứng.
Ngoài ra việc điều trị bệnh lậu sẽ song song sử dụng thuốc điều trị Chlamydia. Hai bệnh này thường xuất hiện cùng nhau do đó cần điều trị đồng thời Chlamydia.
Tùy thuộc tình trạng bệnh lậu ở mỗi bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ có chỉ định và liều dùng phù hợp tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc này nếu chưa có chỉ dẫn của bác sĩ. Phụ nữ có thai nên đến các cơ sở y tế sớm để thăm khám cũng như được tư vấn cách điều trị phù hợp để hạn chế biến chứng khi sinh đẻ gây ảnh hưởng đến tính mạng cũng như lây truyền bệnh sang trẻ sơ sinh.
Cách chữa bệnh lậu bằng phương pháp DHA
Phương pháp DHA là kỹ thuật phục hồi gen liên kết DHA áp dụng trong chữa bệnh lậu sử dụng các tia bức xạ để tiêu diệt lậu cầu khuẩn.
Cách chữa bệnh lậu bằng DHA: bác sĩ sẽ sử dụng một dòng sóng siêu ngắn bên ngoài cơ thể để tỏa nhiệt trực tiếp tấn công vào vùng ổ bệnh một cách chính xác làm phá hủy cấu trúc của lậu cầu khuẩn, hạn chế khả năng tái phát bệnh lậu. Mặt khác phương pháp này còn hỗ trợ phục hồi vết thương, tái tạo tế bào mới.
Các bước tiến hành chữa bệnh lậu bằng phương pháp DHA:
• Bước 1: Thăm khám và làm xét nghiệm tình trạng bệnh lậu. Bệnh nhân đến với các bệnh viện, phòng khám bệnh lậu tiến hành xét nghiệm để bác sĩ có thể nắm được tình trạng của bệnh.
• Bước 2: Xác định vị trí mầm bệnh. Phương pháp DHA sử dụng định tính, định lượng xác định, định vị chính xác ổ bệnh.
• Bước 3: Tia bức xạ nhiệt phá hủy DNA của lậu cầu khuẩn.
• Bước 4: Bệnh nhân trở về nhà và thăm khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ.
Lưu ý khi điều trị bệnh lậu cần điều trị cả người bệnh và bạn tình. Ngoài ra khi đang trong quá trình điều trị không nên quan hệ tình dục. Sau 1 thời gian khoảng 2 tuần điều trị bằng phương pháp DHA bạn có thể tiến hành tái khám lại lần nữa để chắc chắn đã khỏi hoàn toàn bệnh lậu rồi sau đó có thể quan hệ lại bình thường.
5 lý do khiến phương pháp DHA được các chuyên gia và bệnh nhân lựa chọn trong chữa bệnh lậu:
• Thời gian thực hiện nhanh chóng, không cần nằm viện, không cần ở lại theo dõi.
• Không sử dụng dao kéo, không chảy máu, không gây đau và không để lại sẹo.
• Tiêu diệt triệt để mầm bệnh.
• An toàn, không gây viêm nhiễm.
• Khả năng tái phát hầu như không có.
Ngày nay, khi tình trạng kháng thuốc càng nhiều và việc sử dụng thuốc không thực sự tiêu diệt triệt để sự tồn tại của lậu cầu khuẩn thì việc áp dụng điều trị bệnh lậu bằng phương pháp DHA là giải pháp an toàn, hiệu quả cho người bệnh. Chi phí chữa bệnh lậu bằng phương pháp DHA tuy cao hơn so với sử dụng thuốc nhưng lại cho hiệu quả tốt, không bị tái phát, giảm tối đa chi phí tái khám cho người bệnh. Để sử dụng phương pháp này cũng yêu cầu tay nghề bác sĩ có chuyên môn nghiệp vụ cao, cơ sở y tế có trang thiết bị hiện đại. Do đó, bạn cần lựa chọn bệnh viện, phòng khám bệnh lậu uy tín để khám và điều trị.
Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh là cơ sở y tế uy tín đã có nhiều năm kinh nghiệm trong khám và điều trị bệnh nam khoa, bệnh phụ khoa, các bệnh xã hội nói chung và bệnh lậu nói riêng. Với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm; trang thiết bị tiến tiến và hiện đại được đầu tư nhập khẩu từ Anh, Mỹ, Nhật,... Đây là cơ sở đã được Sở Y Tế cấp phép, được người bệnh ưu tiên lựa chọn, luôn tin tưởng. Cách chữa bệnh lậu bằng kỹ thuật DHA đang được áp dụng rất thành công và nhận được phản hồi đánh giá tích cực từ bệnh nhân.
Anh Thanh Tuấn (29t, Hà Nội) cho biết: "Trước tôi cũng qua phòng khám điều trị bệnh lậu, bác sĩ cho dùng phương pháp dùng tia bức xạ nhiệt và cũng có báo là tỷ lệ tái phát rất thấp tuy nhiên cũng có thể xảy ra. Tôi đã chữa bệnh lậu tại phòng khám Hưng Thịnh gần 2 năm nay nhưng chưa có dấu hiệu tái phát."
Chị Mai Anh (26t, Vĩnh Phúc) một bệnh nhân đã điều trị bệnh lậu gần đây của phòng khám Hưng Thịnh cho hay: "Lo ngại khi đi khám mình đặt lịch hẹn trước, đến nơi được bác sĩ khám luôn, không mất thời gian chờ đợi, bác sĩ ở đây rất nhiệt tình tư vấn. Mình điều trị bằng phương pháp DHA ngay trong ngày hôm đó và trở về sinh hoạt bình thường. Mình thấy phương pháp này hiệu quả, chữa xong nhanh mình cũng thấy tự tin, tâm lý thoải mái hơn".
Cách phòng tránh bệnh lậu
Bệnh lậu gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống tinh thần của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội do đó cách tốt nhất là phòng tránh bệnh lậu bằng những việc đơn giản như:
• Duy trì lối sống sinh hoạt lành mạnh: Không quan hệ với nhiều người, chung thủy 1 vợ 1 chồng. Khi quan hệ tình dục nên sử dụng bao cao su để giảm tỷ lệ lây nhiễm bệnh lậu. Nếu đã có triệu chứng viêm nhiễm nên đưa bạn tình đến khám tại các cơ sở y tế và không nên quan hệ trong các thời điểm có dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa, nam khoa.
• Không sử dụng chung bơm kim tiêm và đồ dùng cá nhân.
• Trước khi mang thai và trong thời kỳ cuối thai kỳ, thai phụ nên đi kiểm tra xét nghiệm sàng lọc bệnh lậu và các bệnh xã hội khác để hạn chế tối đa trường hợp biến chứng ở thai phụ hoặc bệnh lậu ở trẻ sơ sinh.
• Thăm khám phụ khoa, nam khoa thường xuyên theo định kỳ để sàng lọc ngay khi bệnh lậu ở giai đoạn đầu.
• Nếu thấy bạn tình có bất cứ biểu hiện viêm nhiễm nào hãy chia sẻ thẳng thắn với nhau cùng đến các cơ sở khám nam khoa, phụ khoa để kiểm tra.
Mong rằng qua những chia sẻ trên đây Blog Sức khỏe 365 hi vọng đã giúp các bạn có thêm những thông tin cần thiết về bệnh lậu và cảm thấy yên tâm hơn vì căn bệnh này có thể chữa khỏi được hoàn toàn. Nếu còn có câu hỏi nào khác liên quan đến bệnh lậu hay cần tư vấn sức khỏe online thì bạn hãy liên hệ theo hotline 0352612932, chat qua Zalo hoặc click vào ô chat bên dưới để được các bác sĩ tư vấn bệnh lậu phòng khám Hưng Thịnh giải đáp trực tiếp miễn phí.