Quy trình khám phụ khoa như thế nào?

Khám phụ khoa là khám những gì và quy trình khám phụ khoa như thế nào luôn là câu hỏi được đặt ra hàng đầu ở những chị em có ý định đi kiểm tra sức khỏe sinh sản. Thống kê những năm gần đây cho thấy số lượng nữ giới mắc phải các bệnh phụ khoa đang ngày càng gia tăng. Không dừng lại ở việc gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt, việc phát hiện các bệnh phụ khoa muộn, chậm trễ điều trị còn khiến nữ giới đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, khả năng sinh sản và thậm chí là cả tính mạng. Vì vậy, khám phụ khoa là hạng mục chăm sóc sức khỏe đặc biệt quan trọng mà bất kỳ nữ giới nào cũng cần thực hiện.

Khám phụ khoa là gì

Khi nào nữ giới nên đi khám phụ khoa?

Tư tưởng của nhiều người hiện nay vẫn là "có bệnh mới đi khám". Điều này chính là hệ quả dẫn tới hàng loạt các trường hợp đáng tiếc xảy ra do phát hiện bệnh muộn, phát hiện bệnh khi cơ thể đã phải gánh chịu hàng loạt các tổn thương nghiêm trọng. "Phòng còn hơn trị" luôn là lời khuyên được các chuyên gia sức khỏe nhắc tới. Tuy nhiên, trên thực tế, rất ít người để tâm và tuân thủ theo nguyên tắc này.

Ở các nước phát triển, khám phụ khoa là hạng mục chăm sóc sức khỏe sinh sản nữ giới được thực hiện rộng rãi định kỳ hàng năm. Thế nhưng, ở nước ta đây khám phụ khoa là gì, khi nào đi khám phụ khoa vẫn còn là vấn đề xa lạ, mới mẻ với nhiều người.

Các chuyên gia cho biết, khám phụ khoa là hạng mục kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ 6 tháng/lần hoặc 1 năm/2 lần. Không chỉ riêng phụ nữ đã có con, đã từng quan hệ tình dục mà cả những nữ giới chưa quan hệ tình dục cũng cần phải đi khám phụ khoa định kỳ.

Đặc biệt, nếu bản thân gặp phải các vấn đề bất thường dưới đây thì việc đi khám phụ khoa cần phải thực hiện càng sớm càng tốt:

- Rối loạn kinh nguyệt: Mất kinh, chậm kinh, rong kinh, thưa kinh, kinh nguyệt ra ít, ra nhiều…

- Khí hư bất thường: Khí hư có màu sắc bất thường, khí hư ra nhiều, khí hư có mùi hôi tanh khó chịu…

- Bất thường bên ngoài vùng kín: âm đạo nổi mụn, sưng đỏ, ngứa ngáy khó chịu.

- Bất thường bên trong vùng kín: Xuất huyết âm đạo bất thường, đau rát hoặc chảy máu khi quan hệ tình dục.

- Đau bụng dưới, đau xương chậu, rối loạn tiểu tiện.

- Nữ giới bị vô sinh hiếm muộn.

Thêm vào đó, các chuyên gia cho biết có 2 dấu mốc thời gian đặc biệt quan trọng mà chị em cần phải đi khám phụ khoa chính là thời điểm trước khi kết hôn và trước khi có ý định mang thai. Cụ thể:

- Khám phụ khoa trước khi kết hôn: Hay còn được gọi là thăm khám sức khỏe tiền hôn nhân nhằm giúp nữ giới phát hiện, loại trừ sớm các vấn đề bệnh lý nguy hiểm có thể lây truyền qua đường tình dục cũng như ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

- Khám phụ khoa trước khi có ý định mang thai: Nhằm kiểm tra hoạt động của các cơ quan bộ phận sinh dục, phát hiện kịp thời các vấn đề bất thường để phòng tránh lây nhiễm cho thai nhi, đảm bảo sức khỏe của thai phụ trong suốt thai kỳ.

Ưu đãi khám nam khoa phụ khoa 280k

Khám phụ khoa là khám những gì?

Nhiều người thường nghĩ khám phụ khoa là hạng mục thăm khám bộ phận sinh dục nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết đây chỉ là một trong các bước thuộc quy trình thăm khám phụ khoa. Cụ thể, ngoài việc kiểm tra và khám xét bên ngoài vùng kín, bác sĩ còn tiến hành nội soi, siêu âm và làm các xét nghiệm bên trong cơ quan sinh sản cũng như các bộ phận liên quan khác.

- Khám cơ quan sinh dục

Kiểm tra các vấn đề bên ngoài bộ phận sinh dục như tình trạng sưng đỏ, nổi mụn ở vùng kín, kiểm tra nếp gấp bẹn, môi lớn, môi bé…Tiếp đến, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ mỏ vịt đã được bôi trơn để mở rộng âm đạo, tử cung nhằm quan sát kỹ lưỡng hơn các vấn đề ở bên trong.

Trong quá trình kiểm tra, nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc phải một số bệnh lý phụ khoa thì bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm liên quan như: xét nghiệm dịch âm đạo, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu…

- Khám trực tràng

Bác sĩ sẽ dùng ngón tay (đã được đeo găng sát khuẩn) đưa vào trực tràng nhằm kiểm tra cơ bắp giữa âm đạo và hậu môn, phát hiện các khối u nếu có.

- Khám ngực

Ngực cũng là bộ phận thuộc hệ thống cơ quan sinh sản nên khi đi khám phụ khoa, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra vùng ngực. Ngoài khám lâm sàng, bệnh nhân còn có thể sẽ cần phải tiến hành siêu âm nếu nghi ngờ bạn mắc phải khối u ở đây.

- Khám bụng

Bác sĩ sẽ tiến hành đặt tay nhẹ nhàng và ấn vào vùng dưới của nữ giới để có thể xem hình dạng, kích thước và vị trí tử cung. Đồng thời, cách làm này còn có thể phát hiện các khối u cũng như kiểm tra xem buồng trứng có mở rộng.

Sau khi thăm khám sơ bộ, để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe và khả năng sinh sản của nam giới, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số các xét nghiệm cần thiết. Quá trình thăm khám này diễn ra tương đối nhanh chóng và không gây đau đớn nên chị em không cần phải quá lo lắng, hồi hộp.

Quy trình khám phụ khoa như thế nào

Quy trình khám phụ khoa như thế nào?

Khi có ý định thăm khám phụ khoa, câu hỏi mà nhiều chị em đặt ra chính là quy trình khám phụ khoa tổng quát như thế nào? Theo các chuyên gia, quy trình khám phụ khoa nhìn chung không quá phức tạp. Tùy vào nhu cầu, tình trạng sức khỏe của mỗi người mà quá trình thực hiện có thể thêm bớt một số bước kiểm tra. Tuy nhiên, nhìn chung tất cả nữ giới khi đi khám phụ khoa cũng cần thực hiện các bước kiểm tra sau:

Bước 1: Thăm hỏi sức khỏe ban đầu

Bất kể bạn đi khám sức khỏe vấn đề gì, điều đầu tiên trong quy trình kiểm tra là việc thăm hỏi thông tin người bệnh. Ngoài việc cung cấp các thông tin cá nhân như: họ tên, tuổi, số điện thoại, địa chỉ...bệnh nhân sẽ cần phải trả lời một số câu hỏi liên quan đến tình trạng sức khỏe như: từng quan hệ tình dục chưa, có bị đau rát, ngứa ngáy vùng kín, tình trạng kinh nguyệt, vấn đề về khí hư, tiểu sử bệnh, các loại thuốc đã và đang dùng gần đây...Đây là những thông tin đặc biệt quan trọng nhằm giúp bác sĩ có những đánh giá sơ bộ về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, từ đó có hướng thăm khám cận lâm sàng và phương án điều trị bệnh phù hợp.

Bước 2: Khám bên ngoài bộ phận sinh dục

Sau khi thăm hỏi một số vấn đề về sức khỏe, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám bên ngoài vùng kín cho bệnh nhân. Theo đó, bác sĩ sẽ đeo găng tay sát khuẩn để kiểm tra các nếp gấp ở âm hộ, âm đạo, kiểm tra tình trạng nổi mụn, sưng đỏ vùng kín, nhằm phát hiện các dấu hiệu bệnh phụ khoa, bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Bên cạnh đó, bác sĩ còn kiểm tra vùng ngực, vùng bụng bằng tay hoặc tiến hành siêu âm nhằm kiểm tra các vấn đề bất thường ở tuyến vú, vùng ngực, đặc biệt là sự xuất hiện của các khối u (nếu có).

Khám phụ khoa là khám những gì

Bước 3:  Kiểm tra bên trong vùng kín

Quy trình khám phụ khoa như thế nào? Một bước quan đặc biệt quan trọng trong quy trình khám phụ khoa chính là kiểm tra bên trong vùng kín. Theo đó, bác sĩ thường sẽ dùng dụng cụ mỏ vịt để mở rộng âm đạo và tử cung của nữ giới nhằm quan sát những dị thường ở bên trong. Ở bước này, bạn có thể sẽ cảm thấy khó chịu một chút nhưng vì việc kiểm tra diễn ra tương đối nhanh chóng nên chị em không nên quá lo lắng.

Tuy nhiên, việc sử dụng phễu soi mỏ vịt chỉ có khả năng kiểm tra cơ quan sinh dục gần với âm đạo. Vì vậy, trong quy trình khám phụ khoa tổng quát, để có thể kiểm tra tử cung, vòi trứng và đặc biệt là buồng trứng, bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị hiện đại hơn chính là máy soi hình ảnh.

Bước 4: Tiến hành lấy mẫu xét nghiệm

Ngay khi quan sát các vấn đề bất thường bên trong vùng kín, bác sĩ sẽ tiến hành lấy các mẫu để đem đi xét nghiệm phân tích. Mẫu xét nghiệm thường là dịch tiết âm đạo, mẫu các tế bào ở cổ tử cung hoặc các vết loét mụn bất thường ở vùng kín. Tất nhiên, quá trình kiểm tra không thể bỏ qua 2 xét nghiệm cơ bản là xét nghiệm máu và nước tiểu.

Bước 5: Tư vấn

Bước cuối cùng trong quy trình khám phụ khoa tổng quát chính là nhận kết quả và lắng nghe tư vấn phụ khoa của bác sĩ. Theo đó, bác sĩ sẽ thông báo tới nữ giới tình trạng sức khỏe của bản thân, các bệnh lý và mức độ gặp phải (nếu có), phương pháp điều trị và các vấn đề có nguy cơ mắc phải cao trong tương lai.

Ngay cả khi bạn không mắc bệnh, các chuyên gia cũng sẽ tư vấn cho bệnh nhân về việc xây dựng một lối sống khoa học, an toàn là như thế nào? Phương án chăm sóc sức khỏe bản thân trong tương lai ra sao? Đây thực sự là những thông tin đặc biệt quan trọng, hữu ích từ việc thăm khám phụ khoa mang lại.

Trước khi khám phụ khoa cần làm gì

Trước khi khám phụ khoa cần làm gì?

Nếu đã biết được quy trình khám phụ khoa như thế nào, việc tiếp theo của chị em chính là chuẩn bị sẵn sàng về tâm lý cũng như các điều kiện cần thiết để các bước kiểm tra diễn ra nhanh chóng, hiệu quả. Cụ thể, trước khi khám phụ khoa, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

1. Xác định thời điểm khám phụ khoa tốt nhất

Không phải bất cứ thời điểm nào chị em cũng có thể đi khám phụ khoa. Các chuyên gia cho biết, để kết quả thăm khám được diễn ra nhanh chóng với độ chính xác nhất, chị em nên đi khám sau khi sạch kinh từ 3 - 5 ngày.

Theo đó, nếu khám vào ngày hành kinh không những gây mất vệ sinh mà việc chảy máu ở âm đạo, hiện tượng bong tróc niêm mạc tử cung còn khiến bác sĩ khó quan sát cũng như lấy mẫu bệnh phẩm để làm xét nghiệm. Nếu khám vào giai đoạn trứng rụng thì dịch âm đạo ra nhiều khiến kết quả chẩn đoán bệnh rất dễ bị nhầm lẫn. Tương tự, ở giai đoạn cuối chu kỳ kinh nguyệt, lớp nội mạc tử cung dày lên, hormone bên trong cơ thể cũng có sự thay đổi đột ngột nên việc quan sát và phân tích kết quả gặp nhiều khó khăn.

2. Tìm hiểu, lựa chọn địa chỉ khám phụ khoa uy tín

Hiện nay, số lượng các bệnh viện, phòng khám phụ khoa là rất lớn. Vì vậy, để lựa chọn được một địa chỉ uy tín, chất lượng, mang lại kết quả kiểm tra chính xác và an toàn nhất, chị em cần chú ý tìm hiểu kỹ lưỡng trước.

Các chuyên gia cho biết, một cơ sở y tế được đánh giá là uy tín cần phải được xem xét trên nhiều yếu tố như: cơ sở pháp lý, năng lực bác sĩ, hệ thống trang thiết bị máy móc, cơ sở hạ tầng, dịch vụ chăm sóc...Nếu người bệnh chỉ lựa chọn địa chỉ y tế dựa trên tiêu chí về giá cả thì hậu quả sẽ rất nặng nề.

Tại khu vực thành phố Hà Nội, nữ giới có thể tới phòng khám đa khoa Hưng Thịnh 380 Xã Đàn để khám phụ khoa. Đây là cơ sở có nhiều năm hoạt động tại thủ đô sở hữu nhiều bác sĩ chuyên khoa nổi tiếng cùng hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại. Bên cạnh đó, quy trình khám phụ khoa tổng quát tại đây diễn ra nhanh chóng, bệnh nhân không phải chờ đợi lâu nên sẽ tránh được cảm giác mệt mỏi, khó chịu.

Đặc biệt, nếu bạn đặt lịch khám phụ khoa trước qua số điện thoại...còn sẽ nhận được chương trình ưu đãi lớn, với giá khám phụ khoa gồm 9 hạng mục kiểm tra cơ bản chỉ còn 280.000 đồng/lượt. Đây thực sự là một mức giá hấp dẫn với một cơ sở y tế chuyên khoa hiện đại có tên tuổi tại Hà Nội hiện nay mà chị em nên lựa chọn.

Gói khám ưu đãi nam khoa

3. Chuẩn bị tâm lý tốt

Nhiều chị em ngay cả khi bản thân xuất hiện các triệu chứng bất thường cũng e ngại đi khám phụ khoa vì xấu hổ. Điều này vô tình làm bệnh phát triển nặng hơn, gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm khó có thể khắc phục được.

Các chuyên gia cho biết, để không mất quá nhiều thời gian trong quy trình khám phụ khoa tổng quát, chị em cần chuẩn bị cho mình một tâm lý thoải mái. Hãy nghĩ đơn giản rằng khám phụ khoa là hạng mục khám sức khỏe bình thường nhằm kiểm tra và phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của bản thân.

Thêm vào đó, để quá trình kiểm tra mang lại hiệu quả tốt, bạn nên chuẩn bị trước các câu hỏi khi gặp bác sĩ. Tuyệt đối không được trả lời sai, thiếu trung thực các câu hỏi mà bác sĩ đưa ra.

4. Không quan hệ tình dục khoảng 2 ngày trước khi khám

Nếu có ý định đi khám phụ khoa, nữ giới cần tránh quan hệ tình dục trước đó 2 ngày. Bên cạnh đó cũng dừng việc đặt thuốc vào âm đạo vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tính chính xác của các kết quả xét nghiệm.

5. Chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách

Các chuyên gia cho biết, chị em trước khi đi khám phụ khoa cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Tuy nhiên, không nên sử dụng các loại dung dịch vệ sinh sát khuẩn hay thụt rửa âm đạo quá sâu vì sẽ làm ảnh hưởng đến các vi khuẩn và môi trường bên trong âm đạo, từ đó có thể dẫn đến những sai lệch trong kết quả.

6. Lựa chọn trang phục thăm khám phụ khoa phù hợp

Khi đi khám phụ khoa, để tránh mất thời gian, chị em nên lựa chọn cho mình những trang phục rộng rãi, thoải mái. Không nên mặc đồ bó sát để tránh mất thời gian chờ đợi.

7. Không ăn đồ ngọt, uống rượu bia, đồ ăn nhiều dầu mỡ

Đây là vấn đề mà chị em cần đặc biệt lưu ý trước khi có ý định đi khám phụ khoa. Theo các chuyên gia, việc dung nạp rượu bia, đồ ngọt hay các đồ chiên nhiều dầu mỡ sẽ làm ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ quan sinh dục đồng thời làm tăng dịch bài tiết âm đạo. Vì thế, kết quả xét nghiệm sẽ không đảm bảo độ chính xác cao.

Như vậy, khám phụ khoa là hạng mục thăm khám sức khỏe đặc biệt quan trọng với nữ giới cần phải được thực hiện định kỳ hoặc ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường. Nếu bạn đang có những băn khoăn, thắc mắc về hạng mục này, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline 0352612932 các chuyên gia sẽ trực tiếp trao đổi, giải đáp những vấn đề thắc mắc một cách nhanh chóng, chính xác và đặc biệt là hoàn toàn miễn phí.

Nguồn tham khảo:

Bác sĩ tư vấn

Quy trình khám phụ khoa là như thế nào, khám những gì?
Đánh giá: 8.6 / 10 ( 89 lượt đánh giá )