Kinh nghiệm đi khám thai lần đầu

Nên đi khám thai lần đầu khi nào, khám gồm những gì và chi phí khám thai lần đầu hết bao nhiêu tiền là những băn khoăn của không ít chị em. Tìm kiếm những chia sẻ kinh nghiệm đi khám thai lần đầu là một việc được rất nhiều bà bầu quan tâm, bởi đây là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với cả người mẹ và thai nhi. Vậy nên đi khám thai lần đầu khi nào, cần chuẩn bị những gì và chi phí khám thai bao nhiêu tiền? Trong bài viết dưới đây, Bác sĩ Trần Thị Thành - tham vấn y khoa của blog Sức khỏe 365 sẽ giúp các mẹ bầu giải đáp những thắc mắc trên.

Kinh nghiệm đi khám thai lần đầu

Nên đi khám thai lần đầu khi nào?

Đối với bất kỳ một người phụ nữ nào, việc mang thai lần đầu cũng là thời điểm đặc biệt và ý nghĩa, một trong những cột mốc quan trọng trong cả cuộc đời. Chính vì vậy, các bà bầu sẽ phải lo lắng chuẩn bị rất nhiều điều từ khi bắt đầu cho tới lúc "mẹ tròn con vuông" như chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, lịch khám thai... Tuy nhiên, hầu như các chị em phụ nữ đều không rõ khám thai lần đầu tiên khi nào.

Một số người cho rằng, việc khám thai lần đầu có thể được thực hiện ngay khi thấy chậm kinh khoảng 7 ngày để có những sự chuẩn bị đầy đủ nhanh chóng nhất. Nhưng thực tế, khám thai quá sớm vừa không dễ phát hiện các biểu hiện của thai, vừa có nguy cơ gây ảnh hưởng cho thai nhi. Vậy trễ kinh bao lâu thì đi khám thai lần đầu?

Gói khám ưu đãi nam khoa

Mốc thời gian hợp lý nhất là nếu phái nữ thấy mình bị trễ kinh khoảng 2 - 3 tuần, đồng thời kèm theo một số dấu hiệu mang thai như cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, dễ hụt hơi… thì hãy kiểm tra trước bằng que thử thai. Trường hợp que thử có kết quả là 2 vạch, lúc này nữ giới hãy đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để biết chính xác mình đã có bầu hay chưa. Đây là kinh nghiệm đi khám thai lần đầu mà chị em phụ nữ nên nắm bắt đầu tiên.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận được khá nhiều câu hỏi của chị em phụ nữ về vấn đề khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy. Thực tế, khó có thể đưa ra một con số chính xác nhất cho tất cả các bà bầu. Bởi sau khi đi khám thai vào thời điểm phù hợp như trên, bác sĩ mới xác định được thai nhi đang phát triển ở tuần thứ bao nhiêu, có bình thường không, vị trí thai nằm có đúng không.

Ngoài ra, khi đi khám thai lần đầu người mẹ cũng được kiểm tra sức khỏe toàn diện để kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường nếu có, nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Các bác sĩ đồng thời còn đưa ra những sự tư vấn về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý nhất để dưỡng thai và chuẩn bị cho các giai đoạn về sau.

Khám thai lần đầu gồm những gì

Khám thai lần đầu gồm những gì?

Nhờ những sự phát triển vượt bậc của nền y học hiện đại, việc khám thai đã trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, chắc hẳn hầu hết các bà bầu vẫn còn không ít bỡ ngỡ, hoang mang khi chưa rõ khám thai lần đầu là khám những gì. Theo đó, quy trình cơ bản để khám thai trong lần đầu tiên sẽ trải qua 5 bước, cụ thể:

Bước 1: Xác nhận tình trạng mang thai

Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi thai phụ một số câu hỏi về những biểu hiện có thai đã gặp như thế nào, thời gian trễ kinh được bao nhiêu lâu… Sau đó là bước kiểm tra, đo cổ tử cung nhằm theo dõi tổng quan xem thai nhi phát triển ra sao, đồng thời xác định thời gian dự sinh.

Bước 2: Kiểm tra sức khỏe tổng quát

Ở bước này, theo kinh nghiệm đi khám thai lần đầu thì sản phụ cần cung cấp chính xác những thông tin cần thiết cho bác sĩ bao gồm: Tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử mắc bệnh và phẫu thuật, có đã và đang sử dụng loại thuốc nào không, gia đình có bệnh di truyền nào hay không, những thói quen trong lối sống hàng ngày như thế nào… Điều này sẽ giúp bác sĩ dự đoán được quá trình mang thai có nguy cơ xảy ra vấn đề gì không.

Bước 3: Khám sức khỏe chi tiết

Bà bầu sẽ được bác sĩ đo huyết áp, chiều cao, cân nặng hiện tại, sau đó kiểm tra khoang bụng và bầu ngực. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra toàn bộ hệ hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, hệ tiết niệu… Một số trường hợp thai phụ cần phải khám kỹ hơn ở cơ quan sinh sản, vị trí xương chậu và hệ thần kinh để đảm bảo không có vấn đề bất thường nào.

Gói khám ưu đãi nam khoa

Bước 4: Tiến hành xét nghiệm, siêu âm

Một số xét nghiệm cơ bản mà bác sĩ có thể sẽ yêu cầu thai phụ thực hiện khi khám thai lần đầu bao gồm: Xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu… Bên cạnh đó, ở những trường hợp nghi ngờ bà bầu đang hoặc có nguy cơ gặp phải vấn đề thì cần tiến hành thêm các xét nghiệm như: Xét nghiệm chỉ số tiểu đường, xét nghiệm PAP phòng tránh ung thư cổ tử cung…

Để xác định một cách chính xác thai đã vào tử cung hay chưa, thai nhi có phát triển bình thường hay không… sẽ cần đến phương pháp siêu âm. Điều này cũng giúp bác sĩ phát hiện sớm nếu bà bầu mang thai ngoài tử cung và giải quyết cho kịp thời để tránh gây biến chứng, đe dọa tính mạng của người mẹ.

Bước 5: Tư vấn, giải đáp thắc mắc

Sau khi đã có kết quả chính xác của các bước trên, bà bầu có thể trực tiếp trao đổi cùng bác sĩ chuyên khoa sản những vấn đề mà mình vẫn còn đang băn khoăn, thắc mắc. Việc có được những sự tư vấn, giải đáp từ người có chuyên môn sẽ hỗ trợ thai phụ rất nhiều trong giai đoạn mang thai sắp tới đây, bảo đảm được tình trạng tốt nhất cho cả mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ.

Có thể thấy rằng, việc nắm rõ khám thai lần đầu gồm những gì sẽ giúp cho mẹ bầu bớt được tâm lý căng thẳng, lo âu. Đồng thời thai phụ cũng có những sự chuẩn bị trước để quá trình khám được diễn ra một cách thuận lợi nhất.

Khám thai lần đầu hết bao nhiêu tiền

Khám thai lần đầu hết bao nhiêu tiền?

Bên cạnh sự chuẩn bị về mặt thời gian thì chi phí khám thai lần đầu cũng là một vấn đề được hầu hết chị em phụ nữ quan tâm tìm hiểu. Thực tế, khám thai lần đầu hết bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể kể đến như:

Các hạng mục thăm khám

Thông thường, chi phí khám thai lần đầu sẽ được tính tổng bằng phí thăm khám lâm sàng phí xét nghiệm máu, nước tiểu và phí siêu âm nhưng sẽ không quá cao. Tuy nhiên, đối với những trường hợp cần nhiều xét nghiệm chuyên sâu thì chắc chắn chi phí sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, tùy theo nhu cầu của thai phụ mà có thể lựa chọn siêu âm trắng đen hay siêu âm màu cũng sẽ có giá cả khác nhau.

Tình trạng sức khỏe của thai phụ

Chi phí khám thai lần đầu tốn bao nhiêu tiền cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố sức khỏe của thai phụ. Theo đó, những bà bầu khỏe mạnh bình thường sẽ không phát sinh thêm khoản tiền nào ngoài những hạng mục thăm khám kể trên. Ngược lại, nếu bác sĩ phát hiện ra mẹ bầu đang gặp vấn đề hay bệnh lý nào đó thì lúc này chắc chắn phải cần thêm chi phí nhằm điều trị, mua thuốc thang…

Trình độ và tay nghề của bác sĩ

Hiện nay, hầu hết các bệnh viện thường có dịch vụ khám theo yêu cầu. Do đó, nếu muốn được những chuyên gia, giáo sư, tiến sĩ có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm về lĩnh vực sản khoa trực tiếp thăm khám thì bà bầu phải chi trả một khoản tiền cao hơn. Mặc dù vậy, sự chênh lệch này cũng không nhiều nên mẹ bầu không cần phải quá lo lắng.

Cơ sở y tế

Thực tế cho thấy, nhiều cơ sở hoạt động "chui" thường có chi phí khám thai rất rẻ. Nhưng đi cùng với đó là những nguy cơ tiềm ẩn như: Điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn làm kết quả khám không chính xác, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu, gây nguy hiểm cho thai nhi…

Ngược lại, những bệnh viện, phòng khám sản phụ khoa uy tín mặc dù có mức phí cao hơn nhưng lại bảo đảm được độ chính xác, an toàn cho bà bầu và cả thai nhi. Tuy nhiên, các chi phí khám, xét nghiệm tại đây cũng hoàn toàn hợp lý, theo chuẩn quy định và được niêm yết công khai, rõ ràng.

Lưu ý khi đi khám thai lần đầu

Một số câu hỏi khi đi khám thai lần đầu

Để giúp chị em phụ nữ có thêm nhiều thông tin hơn trong kinh nghiệm lần đầu đi khám thai, chúng tôi xin được giải đáp một số câu hỏi thường gặp khác ngay sau đây:

1. Đi khám thai lần đầu có được ăn sáng không?

Mặc dù việc bà bầu ăn uống đủ chất là điều vô cùng cần thiết trong suốt cả quá trình mang thai, nhưng thực tế là các thực phẩm, đồ ăn sẽ ít nhiều có ảnh hưởng đến kết quả của các phương pháp xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu. Chính vì vậy, chị em phụ nữ trước khi khám thai lần đầu có nên nhịn ăn trong khoảng 12 tiếng. Do đó, nếu đi khám thai vào buổi sáng thì thai phụ cũng cần cố gắng nhịn ăn sáng.

Mẹ bầu có thể mang theo một vài chiếc bánh dinh dưỡng để bổ sung ngay sau quá trình lấy máu xét nghiệm để phòng tránh hiện tượng hạ đường huyết. Ngoài ra, tuy không nên ăn nhưng bà bầu hãy lưu ý uống thật nhiều nước giúp bàng quang căng đầy và đẩy tử cung lên, từ đó hình ảnh siêu âm thai nhi được rõ nét hơn.

2. Đi khám thai nên mặc gì?

Theo kinh nghiệm lần đầu đi khám thai từ rất nhiều người đã chia sẻ, để thuận lợi cho cả thai phụ và bác sĩ thì mẹ bầu nên mặc quần áo thoải mái, rộng rãi. Tránh mặc những trang phục bó sát gây khó khăn trong quá trình khám và không tốt cho thai nhi. Các loại đồ mà bà bầu nên mặc bao gồm: Quần bầu co giãn, váy rộng, đầm bầu...

Gói khám ưu đãi nam khoa

3. Khám thai lần đầu có xét nghiệm máu không?

Như đã thông tin mà chúng tôi dã chia sẻ, xét nghiệm máu là kỹ thuật cần thiết ngay cả với những phụ nữ mới khám thai lần đầu. Việc lấy máu để xét nghiệm nhằm xác định được nhóm máu, xác định yếu tố Rh, xem xét số lượng hồng cầu để chẩn đoán thai phụ có mắc chứng thiếu máu hay không. Không chỉ vậy, xét nghiệm máu còn đồng thời kiểm tra bà bầu có bị nhiễm các loại virus Cytomegalo, Rubella, viêm gan B, xoắn khuẩn… gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho thai nhi không.

4. Khám thai lần đầu có nên siêu âm đầu dò?

Thai phụ có nên tiến hành siêu âm đầu dò khi khám thai lần đầu hay không còn phải phụ thuộc vào tuần tuổi thai nhi. Giả sử, đối với thai nhi mới 3 tuần tuổi mà đã thực hiện siêu âm đầu dò thì vẫn còn quá sớm nên không thể đưa ra được kết quả chính xác. Nếu thai nhi ở giai đoạn từ 5 - 6 tuần tuổi thì phương pháp này đã có thể xác định được tình hình phát triển hoặc phát hiện sớm các biểu hiện bất thường.

Siêu âm đầu dò hoàn toàn không gây bất cứ tác động nào đến thai nhi, bởi thiết bị chỉ được bác sĩ đưa vào xung quanh âm đạo. Do đó, mẹ bầu có thể yên tâm về tính an toàn khi đầu dò siêu âm không thể tiến được sâu vào bên trong của cổ tử cung.

Trên đây là những giải đáp từ Bác sĩ Trần Thị Thành, Trưởng khoa Sản, phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho các câu hỏi nên đi khám thai lần đầu khi nào, khám những gì, hết bao nhiêu tiền… Chúng tôi hy vọng các chị em phụ nữ đã có được những kinh nghiệm đi khám thai lần đầu chi tiết nhất, từ đó không còn băn khoăn lo lắng và có thể chuẩn bị thật tốt cho giai đoạn này. Nếu cần tư vấn sức khỏe sinh sản trực tuyến, bạn hãy liên hệ tới hotline 0352612932 hoặc click vào ô chat để nhận tư vấn từ các chuyên gia.

Bác sĩ tư vấn

Đi khám thai lần đầu khi nào, chi phí hết bao nhiêu tiền?
Đánh giá: 8.5 / 10 ( 177 lượt đánh giá )