Bệnh trĩ nên uống thuốc gì?

Bị bệnh trĩ nên uống thuốc gì hay đâu là loại thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay là trăn trở, lo lắng của không ít người khi mắc phải bệnh. Đa phần, các trường hợp bị trĩ ngoại, trĩ nội mức độ nhẹ đều được chỉ định điều trị nội khoa. Tuy nhiên, việc trên thị trường xuất hiện nhiều loại thuốc với mẫu mã, thương hiệu khác nhau khiến người bệnh khó tránh khỏi sự hoang mang khi lựa chọn. Hiểu được tâm lý này, trong bài viết dưới đây, các chuyên gia Sức Khỏe 365 sẽ chia sẻ về 12 loại thuốc điều trị bệnh trĩ hiệu quả được đánh giá cao hiện nay. Mời bạn tham khảo!

Xem thêm: Cắt trĩ ở đâu tốt nhất

Bệnh trĩ nên uống thuốc gì

Thuốc chữa bệnh trĩ là gì?

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ bao gồm: sử dụng thuốc, áp dụng thủ thuật và thực hiện phẫu thuật cắt búi trĩ. Tùy vào tình trạng trĩ, sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Trong đó, sử dụng thuốc đặc trị bệnh trĩ là phương pháp được áp dụng cho những bệnh nhân mắc trĩ giai đoạn đầu, tức là búi trĩ mới chỉ bắt đầu hình thành và chưa có sự xâm lấn ra bên ngoài hậu môn. Thuốc được bác sĩ kê đơn ở cả dạng bôi, dạng uống và dạng đặt với tác dụng kháng viêm, giảm đau rát, ngứa ngáy và hỗ trợ làm co búi trĩ.

Việc dùng thuốc tuy tương đối đơn giản, và tiết kiệm nhưng để thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất, người bệnh cần mua thuốc theo đơn và sử dụng đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị bệnh khác vì rất có thể khiến bệnh chuyển biến nặng hơn, gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.

Gói khám ưu đãi nam khoa

Bị bệnh trĩ nên dùng thuốc gì hiệu quả?

Trước khi giới thiệu tới người bệnh một số loại thuốc đặc trị bệnh trĩ hiệu quả, các chuyên gia nhấn mạnh đây là loại thuốc chỉ được bán theo đơn. Do đó, chỉ khi đi khám trĩ tại các cơ sở y tế chuyên khoa, được bác sĩ kê đơn thuốc thì mới có thể dùng thuốc. Hành động tự ý mua và dùng thuốc không theo đơn sẽ khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Dưới đây là một số thuốc điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại hiệu quả nhất hiện nay:

1. Thuốc chữa bệnh trĩ Tottri

Tottri là thuốc chữa bệnh trĩ khá quen thuộc với những bệnh nhân mắc trĩ nội, trĩ ngoại giai đoạn đầu. Đây là sản phẩm được sản xuất bởi công ty dược phẩm Traphaco - Việt Nam. Thuốc được bào chế dưới dạng viên hoàn cứng, có tác dụng nhanh chóng trong việc cải thiện tình trạng đi cầu ra máu tươi cũng như các triệu chứng bệnh liên quan khác.

Thành phần của thuốc là các thảo dược tự nhiên như: liên nhục, bạch truật, trần bì, đảng sâm, hoàng kỳ...có tác dụng nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón, làm tăng trương lực của các tĩnh mạch ở hậu môn và hỗ trợ làm co búi trĩ, cầm máu hiệu quả. Lưu ý thuốc không được sử dụng với phụ nữ có thai, người bị dị ứng với các thành phần của thuốc. Người già, người bị cao huyết áp và trẻ nhỏ dưới 10 tuổi trước khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Về cách sử dụng, với trẻ từ 10 - 15 tuổi nên uống 2 lần/ngày, mỗi lần 1 gói. Ở người trưởng thành, uống 3 lần/ngày, mỗi lần một gói. Để thuốc chữa bệnh trĩ Tottri phát huy tốt nhất tác dụng, người bệnh nên uống khi đang đói bụng, trước bữa ăn chính 1 - 2 tiếng. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng người và cần phải sử dụng kiên trì trong 3 tháng liên tục mới nhận thấy những thay đổi rõ rệt của cơ thể.

2. Thuốc bôi trĩ ngoại, trĩ nội Cotripro Gel

Cotripro Gel là thuốc bôi trĩ ngoại, trĩ nội được nhiều bác sĩ kê đơn hiện nay. Thuốc hoạt động tại chỗ với tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng đau, nóng rát hậu môn, hỗ trợ làm giảm sưng búi trĩ, giúp làm se bề mặt niêm mạc và hỗ trợ phục hồi vết thương nhanh chóng.

Thành phần của các thuốc chữa bệnh trĩ ngoại Cotripro Gel bao gồm: cao lá cúc tần, chiết xuất lá lốt, tinh chất ngải cứu, cao lá sung và hoạt chất Curcuma longa extract chiết xuất từ nghệ vàng. Ngoài hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, thuốc còn ngăn ngừa tình trạng táo bón, giảm nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn…

Cách sử dụng thuốc khá đơn giản, người bệnh chỉ cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau đó lấy một lượng thuốc vừa đủ thoa trực tiếp bên ngoài hậu môn. Nên sử dụng ngày 2 lần và đều đặn trong một khoảng thời gian nhất định để mang lại kết quả tốt.

Lưu ý chỉ bôi đủ một lớp mỏng bao phủ bề mặt niêm mạc hậu môn, tránh bôi quá nhiều. Sau khi bôi nên chờ vài phút cho gel khô hẳn rồi mới mặc quần.

Bị bệnh trĩ nên uống thuốc gì

3. Thuốc co búi trĩ Hemo Cure

Một trong những loại thuốc chữa bệnh trĩ tốt nhất hiện nay của Nhật Bản được nhiều người bệnh sử dụng là Hemo Cure. Đây là thuốc chữa bệnh trĩ được bào chế dưới dạng thuốc mỡ để bôi trực tiếp vào vùng tổn thương.

Hemo Cure chứa nhiều hoạt chất quan trọng, thẩm thấu sâu vào bên trong giúp làm giảm cảm giác nóng rát, ngứa ngáy, đau hậu môn. Đồng thời gia tăng sức bền thành mạch, cải thiện hiệu quả tình trạng đi ngoài ra máu và hỗ trợ tái tạo lại tổn thương ở niêm mạc hậu môn, thu nhỏ búi trĩ.

Để dùng thuốc, người bệnh cần làm sạch hậu môn sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước. Sau đó nặn một lượng thuốc vừa đủ ra đầu ngón tay rồi thoa nhẹ nhàng vào hậu môn. Mỗi ngày dùng 2 - 3 lần hoặc dùng theo đơn chỉ định của bác sĩ để làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh.

4. Thuốc Venrutine

Mắc bệnh trĩ thì uống thuốc gì cho khỏi? Thuốc Venrutine là loại thuốc dạng uống giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ khá hiệu quả hiện nay. Đây cũng là loại thuốc có giá khá bình dân nên rất được nhiều người bệnh lựa chọn.

Thành phần chính của thuốc lá Rutin, Vitamin C và một số tá dược khác giúp tăng cường tính ổn định của tĩnh mạch búi trĩ hậu môn, ngăn không cho chúng gia tăng thêm kích thước. Ngoài ra, thuốc còn hỗ trợ cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch, xơ cứng mao mạch hiệu quả.

Theo các chuyên gia, đối với người lớn nên dùng thuốc 1 - 2 lần/ngày, mỗi lần một viên nén và uống cùng với cốc nước ấm. Đối với trẻ em có thể sử dụng ½ viên mỗi lần, ngày 1 - 2 lần.

5. Thuốc đặt bệnh trĩ Avenoc

Avenoc là thuốc điều trị bệnh trĩ dưới dạng đặt, được sản xuất tại Mỹ. Đây là thuốc bán theo đơn được bác sĩ chỉ định nhằm làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy hậu môn, sa búi trĩ, làm giảm phù nề niêm mạc hậu môn, giảm đau và chảy máu. Ngoài ra, thuốc còn được kê đơn trong trường hợp bệnh nhân gặp phải các vấn đề khác ở đường hậu môn trực tràng.

Avenoc được bào chế từ các thành phần chất là Lanolin, Vaselin, có tác dụng bổ sung tinh chất dưỡng ẩm, kích thích tái tạo các tế bào tổn thương ở niêm mạc hậu môn trực tràng. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng bôi trơn ống hậu môn, giúp phân di chuyển dễ dàng hơn, từ đó chảy đau rát, chảy máu khi đi đại tiện.

Người bệnh mỗi lần đặt 1 viên thuốc đều đặn 1 - 2 lần mỗi ngày.  Lưu ý đặt thuốc sau khi đi đại tiện hoặc trước khi đi ngủ để tránh việc thoát ra ngoài, không mang lại hiệu quả.

Gói khám ưu đãi nam khoa

6. Thuốc đặc trị bệnh trĩ An Trĩ Vương

Nếu bạn đang thắc mắc không biết bệnh trĩ uống thuốc gì cho hết có thể hỏi ý kiến bác sĩ về thuốc An Trĩ Vương. Đây là sản phẩm từ thiên nhiên giúp làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại với tính an toàn cao.

Thành phần chính của thuốc gồm có cao diếp cá, cao đường quy, meriva (một dạng cấu trúc đặc biệt từ tinh chất củ nghệ). Theo đó, cao diếp cá có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, giảm đau búi trĩ, bổ sung chất xơ nhằm ngăn chặn tình trạng táo bón. Cao đương quy có công dụng hút nước, hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho máu và tăng sức bền thành mạch nhằm hạn chế tình trạng xuất huyết. Bên cạnh đó. mariva có tác dụng chống viêm hiệu quả, hạn chế các tổn thương từ búi trĩ.

Người bệnh uống thuốc chữa bệnh trĩ theo 2 giai đoạn. Ở giai đoạn đầu uống 3 viên mỗi lần, ngày 2 - 3 lần. Vào giai đoạn sau thì nên giảm lượng thuốc xuống, chỉ còn uống 2 lần/ngày, mỗi lần 2 viên.

Lưu ý, người bị dị ứng với thành phần của thuốc hoặc trẻ em dưới 5 tuổi không nên sử dụng sản phẩm. Phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc người lớn tuổi cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

7. Thuốc bôi trĩ ngoại Rectostop

Đây là sản phẩm xuất xứ từ Phần Lan, được bào chế từ các thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên như: cao hạt dẻ ngựa, cây  phù thủy, oxit kẽm…

Thuốc có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng chảy máu, sa búi trĩ, ngứa rát, đau nhức hậu môn. Ngoài ra, còn làm tăng sức bền của tĩnh mạch, phòng ngừa sự sự hình thành của búi trĩ, hỗ trợ làm co búi trĩ và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng ở hậu môn.

Về cách sử dụng thuốc bôi trĩ ngoại Rectostop, các chuyên gia cho biết người bệnh trước hết cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước muối sinh lý và dùng khăn mềm lau khô. Tiếp đến bóp nhẹ tuýp thuốc để lấy một lượng thuốc vừa đủ và thoa đều nhẹ nhàng vùng hậu môn và bên trong. Để thuốc thấm đều trong vài phút người bệnh mới mặc quần lại. Kiên trì thực hiện bôi thuốc 2 - 3 lần/ngày theo đúng liệu trình của bác sĩ để thuốc phát huy tốt công dụng.

8. Thuốc đặt hậu môn Proctolog

Thêm một loại thuốc điều trị bệnh trĩ dưới dạng đặt được nhiều chuyên gia tin tưởng lựa chọn là thuốc Proctolog. Đây là loại thuốc bán theo đơn có xuất xứ từ Thổ Nhĩ Kỳ với tác dụng giảm ngứa ngáy, đau rát hậu môn, tăng trương lực tĩnh mạch và bảo vệ thành hậu môn.

Hướng dẫn sử dụng được in rõ trên bao bì của thuốc. Theo đó, người bệnh nên thực hiện đúng quy trình, vệ sinh tay và hậu môn sạch sẽ bằng nước muối sinh lý và lau khô lại bằng khăn sạch. Tiếp đến người bệnh ngồi xổm hoặc nằm nghiêng với một chân co và một chân thẳng để đưa thuốc vào hậu môn dễ dàng hơn. Nằm thư giãn trong 5 phút để chờ thuốc tan và thấm đều.

Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày, mỗi lần 1 viên và kéo dài trong 5 - 7 ngày liên tục để thuốc phát huy nhanh chóng tác dụng. Hết liệu trình, người bệnh nên nghỉ một thời gian ngắn trước khi đặt liệu trình tiếp theo. Bước này nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ để tránh các ảnh hưởng không mong muốn có thể xảy ra.

Gói khám ưu đãi nam khoa

9. Thuốc điều trị bệnh trĩ Tomoko

Thuốc Tomoko điều trị bệnh trĩ được bào chế dưới dạng viên uống với các thành phần từ thiên nhiên như: cao hòe giác, cao địa du, cao phòng phong, cao đương quy, hoàng cầm và các thành phần tá dược khác. Tác dụng chính của thuốc là hỗ trợ làm teo và co thắt búi trĩ, tăng cường sức đàn hồi cho cơ vòng hậu môn, hạn chế sự tiết dịch nhầy gây ngứa và ngăn chặn tình trạng hình thành búi trĩ, triệu chứng nứt kẽ hậu môn.

Để sản phẩm phát huy tốt nhất công dụng vốn có, người bệnh nên sử dụng 2 viên mỗi lần, ngày 3 lần và uống cùng với nước ấm. Lưu ý, việc dùng thuốc cho trẻ em dưới 8 tuổi, người cao tuổi và phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú phải thật cẩn trọng. Tốt nhất nên sử dụng các sản phẩm thay thế khác để tránh gây ra những hệ quả xấu.

10. Thuốc điều trị bệnh trĩ Healit Rectan

Là loại thuốc có dạng hình viên đạn đặt hậu môn với mục đích cải thiện các triệu chứng đi cầu ra máu, sưng viêm búi trĩ, giảm áp lực lên thành tĩnh mạch và ngăn ngừa sa búi trĩ. Ngoài ra, với những trường hợp mới làm phẫu thuật cắt trĩ, bệnh nhân bị áp xe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn cũng có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng.

Mỗi ngày người bệnh đặt 1 viên vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc sau đi vệ sinh. Lưu ý sau khi đặt thuốc cần tránh vận động hoặc đứng lên đi lại ngay vì có thể khiến thuốc bị xê dịch hoặc rơi ra ngoài.

11. Thuốc chữ A Nhật Bản

Thuốc chữ A Nhật Bản là một trong những loại thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay. Thuốc có nguồn gốc từ Nhật Bản được bào chế dưới dạng kem bôi hoặc dạng đặt.

Tác dụng của thuốc là nhanh chóng làm xoa dịu kích ứng ở niêm mạc hậu môn, giảm sưng viêm, phục hồi tế bào hư tổn. Ngoài ra, vitamin E trong thuốc còn có tác dụng dưỡng ẩm, chống oxy hóa và bảo vệ niêm mạc hậu môn trực tràng.

Sau khi vệ sinh hậu môn sạch sẽ, người bị trĩ ngoại tiến hành bôi thuốc 1 - 2 lần mỗi ngày. Với bệnh nhân bị trĩ nội có thể dùng thuốc dạng đặt để nhét vào hậu môn. Trong quá trình dùng thuốc nếu xuất hiện các vấn đề bất thường cần thông báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị bệnh trĩ

Một số lưu ý khi dùng thuốc điều trị bệnh trĩ

Việc dùng thuốc chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại tuy đơn giản, dễ thực hiện và tương đối tiết kiệm. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang tính chất bảo tồn, khó có thể chữa trị bệnh dứt điểm. Vì vậy, khả năng sau khi ngưng thuốc bệnh lại tái phát nhanh chóng là rất cao. Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

- Thăm khám và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

- Tuyệt đối không ngưng thuốc khi các triệu chứng bệnh trĩ đã thuyên giảm. Điều này có thể gây lờn thuốc khiến bệnh phát triển nặng hơn.

- Trong quá trình sử dụng thuốc nếu không nhận thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm hoặc cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường hãy liên hệ ngay với bác sĩ, tránh để xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

- Với dạng thuốc đặt cần chú ý vệ sinh tay và vùng hậu môn sạch sẽ để tránh tình trạng viêm nhiễm lan rộng.

- Bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân cũng nên điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để nhanh chóng đẩy lùi bệnh.

Như vậy, với thắc mắc bị bệnh trĩ uống thuốc gì hay thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay đã được các chuyên gia giải đáp cụ thể trong bài viết. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp người bệnh có thể điều trị bệnh một cách an toàn và hiệu quả.

Tốt nhất, nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra tình hình bệnh và kê đơn. Việc tự ý sử dụng thuốc khi chưa nắm bắt rõ tình trạng bệnh, sức khỏe bản thân cũng như tính năng của thuốc sẽ khiến người bệnh gặp phải nhiều biến chứng khó lường, nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng của bản thân. Liên hệ hotline tư vấn bệnh trĩ 0352612932 nếu bạn còn có những thắc mắc nào khác liên quan đến bệnh.

Bác sĩ tư vấn

Bệnh trĩ nên uống thuốc gì? Thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả
Đánh giá: 8.0 / 10 ( 81 lượt đánh giá )