Đi đại tiện ra máu là dấu hiệu bệnh gì?

Hiện tượng đi ngoài ra máu tươi hay đi đại tiện ra máu là bệnh gì, nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách chữa đi đại tiện ra máu tươi như thế nào là những mối quan tâm của không ít người khi gặp phải tình trạng này.

Đi đại tiện ra máu là hiện tượng mà rất nhiều người gặp phải hiện nay. Chính bởi mức độ phổ biến này mà nhiều người thường chủ quan, cho rằng điều này không có gì đáng lo ngại. Thế nhưng, theo các chuyên gia của Sức khỏe 365, hiện tượng đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là bệnh đường hậu môn – trực tràng, đe dọa đến sức khỏe và thậm chí là cả tính mạng. Chính vì vậy, nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được kiểm tra kịp thời.

Đi đại tiện ra máu là bệnh gì

Hiện tượng đi đại tiện ra máu

Đi đại tiện ra máu (hay còn gọi là đi ngoài ra máu, đi cầu ra máu, đi nặng ra máu…) là hiện tượng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính. Theo đó, người bệnh khi đi vệ sinh sẽ thấy máu lẫn trong phân hoặc chảy ra ngoài vào cuối bãi.

Lượng máu mất đi ở mỗi người có thể ít hoặc nhiều, màu đỏ thẫm, đỏ tươi hoặc màu thâm đen, tùy vào từng nguyên nhân và mức độ bệnh. Theo đó, máu có thể chỉ thấm vài giọt trên giấy vệ sinh, lẫn trong phân nhưng cũng có thể chảy thành tia, thành dòng gây ra hiện tượng thiếu máu khiến người gặp phải thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi.

Đa phần, khi đi vệ sinh ra máu, hầu hết mọi người đều cho rằng điều này xuất phát bởi chế độ ăn uống không hợp lý, sử dụng quá nhiều đồ cay nóng hoặc cơ thể bị nóng trong, bốc hỏa… Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý hậu môn – trực tràng, thậm chí là ung thư. Vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ hiệu quả sức khỏe bản thân là đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra nếu thường xuyên gặp phải tình trạng đi đại tiện ra máu.

Gói khám ưu đãi nam khoa

Đi đại tiện ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân đi đại tiện ra máu khá đa dạng. Điều này có thể chỉ là biểu hiện của chứng táo bón thông thường nhưng nếu bạn gặp phải tình trạng này thường xuyên thì nhiều khả năng đây là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là bệnh đường hậu môn – trực tràng.

Theo chuyên gia cho biết: "Không ít trường hợp bệnh nhân đi nặng ra máu khi đến khám tại phòng khám của chúng tôi đã ở trong tình trạng rất nặng, nhiều cơ quan đường hậu môn – trực tràng đã bị tổn thương nghiêm trọng, đặc biệt nguy hiểm đến sức khỏe. Khi hỏi lý do vì sao chậm trễ điều trị, đa phần người bệnh đều nhận định là do còn chủ quan, chưa hiểu đủ và đúng về nguyên nhân đi đại tiện ra máu là gì. Chính vì vậy, chúng tôi xin nhấn mạnh một lần nữa rằng đi đại tiện ra máu dù do bất kể nguyên nhân nào cũng là hiện tượng bất thường của cơ thể, tuyệt đối không được chủ quan".

Trả lời cho thắc mắc đi đại tiện ra máu là bệnh gì, bác sĩ Tuấn cũng chỉ ra một số bệnh lý thường gặp phải như sau:

1. Bệnh trĩ

Bệnh trĩ hay trong dân gian gọi là bệnh lòi dom là một trong những căn bệnh về đường hậu môn – trực tràng phổ biến nhất hiện nay. Kết luận này được khẳng định dựa trên thống kê của Hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam năm 2017 khi tỷ lệ người mắc bệnh trĩ chiếm tới 55% dân số nước ta, tỷ lệ này ở những người trên 40 tuổi là 60 – 70%. Càng nguy hiểm hơn khi số lượng người trẻ mắc trĩ đang ngày càng có xu hướng gia tăng nhanh.

Đi ngoài ra máu do mắc bệnh trĩ

Đi cầu ra máu tươi nhiều khả năng là dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ. Theo đó, biểu hiện ban đầu của bệnh chỉ là tình trạng chảy máu nhẹ khi đi đại tiện, máu thường lẫn trong phân hoặc dính trên dây vệ sinh. Tuy nhiên, sau một thời gian, tình trạng chảy máu sẽ nặng hơn, máu có thể phun thành tia gây ra hiện tượng thiếu máu, khiến người bệnh xanh xao, mệt mỏi, thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt.

Ở giai đoạn đầu, các búi trĩ chưa phát triển nên người bệnh chưa gặp nhiều khó khăn khi đi đại tiện. Thế nhưng, càng về sau khi búi trĩ ngày càng gia tăng về kích thước sẽ gây sa búi trĩ, chèn ép cho hậu môn khiến người bệnh luôn cảm thấy đau đớn, ngứa ngáy hậu môn, "đứng ngồi không yên".

Trĩ nếu được phát hiện sớm, việc điều trị tương đối đơn giản và không gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu đã chuyển sang cấp độ 3, cấp độ 4 sẽ dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: tắc mạch trĩ, sa nghẹt búi trĩ, hoại tử búi trĩ, thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư - trực tràng… ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe của người bệnh.

2. Bệnh Polyp đại trực tràng

Polyp đại trực tràng là tình trạng bên trong lòng trực tràng xuất hiện những khối u lồi bất thường, hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc trực tràng. Đa phần, các khối u này đều là lành tính nhưng một số trường hợp có thể chuyển thành ác tính gây ung thư đại trực tràng, đe dọa đến tính mạng.

Polyp trực tràng

Thông thường, bệnh nhân mắc bệnh polyp đại trực tràng thường ở độ tuổi trung niên hoặc những người bị béo phì trong thời gian dài. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng những bệnh nhân bị tiểu đường, viêm ruột hoặc trong gia đình có người thân từng mắc bệnh thì khả năng bị polyp đại trực tràng cũng sẽ cao hơn.

Hầu hết, polyp trực tràng không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên nếu có, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu tươi, tiêu phân đen, táo bón, tiêu chảy, đau bụng, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt… 

3. Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh đi cầu ra máu tươi. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu chậm trễ điều trị sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm hậu môn, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và đời sống sinh hoạt.

Đi cầu ra máu do nứt kẽ hậu môn

Táo bón lâu ngày được xem là một trong những nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn. Ngoài ra, trường hợp bị viêm, nhiễm khuẩn hay u vùng hậu môn cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Bên cạnh tình trạng đi ngoài ra máu, bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn còn cảm thấy đau rát khi đi đại tiện. Cơn đau thường kéo dài vài phút đến vài giờ, thậm chí là cả ngày khiến người bệnh thường sợ, không dám đi đại tiện vì đau.

4. Viêm loét đại trực tràng chảy máu

Thêm một bệnh lý có triệu chứng điển hình là tình trạng đi cầu ra máu tươi chính là viêm loét đại tràng. Đây là căn bệnh viêm mạn tính, có tính chất tự miễn, gây loét và chảy máu đại trực tràng, gây tổn thương lan toả lớp niêm mạc và dưới niêm mạc.

Gói khám ưu đãi nam khoa

Triệu chứng viêm loét đại trực tràng ở mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào mức độ và vị trí xảy ra viêm nhiễm. Đa phần người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng âm ỉ thời gian dài, đi vệ sinh ra máu, chảy máu từ trực tràng. Trường hợp nặng bệnh còn gây khó thở, nhịp tim nhanh, sốt… 

5. Ung thư đại trực tràng

Không loại trừ khả năng nguyên nhân đi ngoài ra máu tươi là do mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Đây là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe với tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Ung thư trực tràng

Theo thống kê, có khoảng 60% bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng có biểu hiện ban đầu là tình trạng đi đại tiện ra máu tươi, có dịch nhầy, tanh và hôi. Bên cạnh đó, người bệnh thường gặp phải các triệu chứng đi kèm khác như: chướng bụng, đau bụng dưới không rõ nguyên nhân, cơ thể mệt mỏi, sút cân bất thường, rối loạn tiểu tiện… 

Ung thư đại trực tràng giai đoạn đầu thường bị nhầm lẫn với bệnh trĩ. Tuy nhiên, sau một thời gian, các triệu chứng của bệnh sẽ rõ ràng hơn và nguy hiểm hơn.

Ngoài ra, đi ngoài ra máu tươi còn có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như: ung thư dạ dày, sa trực tràng, rò ống tiêu hóa, kiết lị, viêm túi thừa, xuất huyết đường tiêu hóa… Chính vì vậy, nếu gặp phải tình trạng đi cầu ra máu tươi hoặc bất kỳ biểu hiện bất thường nào đường hậu môn – trực tràng, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Tốt nhất nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.

Đi đại tiện ra máu có nguy hiểm không?

Các chuyên gia nhấn mạnh, đi ngoài ra máu tươi là hiện tượng bất thường. Chính vì vậy, ít nhiều tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Về mức độ nguy hiểm, điều này còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra và mức độ bệnh. Với trường hợp đi ngoài ra táo bón mức độ nhẹ, hiện tượng này có thể tự biến mất. Tuy nhiên, nếu xuất phát từ các bệnh lý kể trên thì đại tiện ra máu là hiện tượng đặc biệt nguy hiểm, cần phải thực hiện càng sớm càng tốt để hạn chế các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Cụ thể:

- Gây thiếu máu: Đi ngoài ra nếu diễn ra thường xuyên sẽ khiến cơ thể bị mất máu, gây hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp, thiếu tập trung… ảnh hưởng đến công việc và sức khỏe.

- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Đi ngoài ra máu thường kèm theo hiện tượng ngứa ngáy hậu môn, đau rát hậu môn… khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, bất an, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt cũng như tâm lý.

- Suy giảm sức khỏe: Đi cầu ra máu là dấu hiệu của nhiều bệnh lý hậu môn – trực tràng. Đây đều là những căn bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Thậm chí một số bệnh nếu để tiến triển nặng sẽ khiến hậu môn mất chức năng co thắt, mất tự chủ khi đi đại tiện, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương… 

- Nguy cơ mắc ung thư: Ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày… là những bệnh lý rất dễ gặp phải nếu đi nặng ra máu kéo dài và không được điều trị kịp thời. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nên người bệnh tuyệt đối không được chủ quan.

Cách chữa đại tiện ra máu

Cách chữa đi đại tiện ra máu hiệu quả

Theo các chuyên gia, để có thể đưa ra cách chữa đi đại tiện ra máu hiệu quả, trước hết phải tìm ra chính xác nguyên nhân gây nên. Với nhiều bệnh lý có chung biểu hiện điển hình là tình trạng đi ngoài ra máu tươi như hiện nay thì cách tốt nhất là đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra, tiến hành một số các xét nghiệm, siêu âm cần thiết.

Tại phòng khám Hưng Thịnh, để chẩn đoán hiện tượng đi ngoài ra máu tươi, trước hết bác sĩ sẽ thăm hỏi kỹ tình trạng sức khỏe của bệnh nhân qua một vài câu hỏi như: các dấu hiệu bất thường, tiểu sử bệnh, các loại thuốc sử dụng, chế độ ăn uống, sinh hoạt… Sau đó, bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám lâm sàng bằng mắt và tay nhằm kiểm tra các vấn đề bất thường bên trong hậu môn. Quá trình thăm khám này tương đối nhanh, đơn giản và không gây đau đớn nên người bệnh không cần phải quá lo lắng.

Sau khi tiến hành khám lâm sàng, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để tìm máu trong phân nhằm đánh giá mức độ bệnh cũng như sàng lọc nguy cơ mắc ung thư trực tràng. Bên cạnh đó, để đảm bảo kết quả được chính xác, chẩn đoán đúng mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số kiểm tra sau:

- Nội soi: Giúp phát hiện những tổn thương trong ống hậu môn, trực tràng, giúp phát hiện hình dạng, vị trí, kích thước khối u.

- Siêu âm: Phát hiện các khối u ở bụng cũng như các khối u bên trong trực tràng.

- Chụp khung đại tràng: Nhằm sớm phát hiện các tổn thương nhỏ ở đại trực tràng như: polyp đại trực tràng, viêm loét đại trực tràng.

Sau khi thăm khám, xét nghiệm, có kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh. Tùy vào nguyên nhân gây ra, mức độ bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp. Cụ thể:

1. Đi ngoài ra máu do mắc bệnh trĩ

Nếu may mắn phát hiện bệnh trĩ sớm, khi búi trĩ chưa phát triển với kích thước lớn, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị nội khoa. Theo đó, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, chống viêm, thuốc làm bền thành mạch, thuốc giảm đau ngứa… dưới dạng bôi hoặc đặt để ngăn chặn các triệu chứng của bệnh.

Tuy nhiên, nên lưu ý rằng việc dùng thuốc chỉ mang tính ngăn chặn búi trĩ phát triển, hoàn toàn không thể điều trị bệnh dứt điểm. Vì vậy, nhiều khả năng khi ngưng thuốc, búi trĩ sẽ tái phát trở lại.

Chữa đại tiện ra máu do bệnh trĩ

Trong trường hợp bệnh nặng, búi trĩ đã bắt đầu sa xuống hậu môn, việc dùng thuốc sẽ không còn mang lại tác dụng. Lúc này, để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm, giúp bệnh nhân không còn cảm thấy quá đau đớn, các bác sĩ Phòng khám bệnh trĩ Hưng Thịnh sẽ chỉ định cắt trĩ.

Tùy vào dạng trĩ, vị trí, kích thước các búi trĩ, mà phương pháp cắt trĩ ở mỗi người bệnh có thể khác nhau. Với sự phát triển của y học hiện đại, phương pháp cắt trĩ hiện nay không còn gây ra nhiều đau đớn, không mất nhiều máu, thời gian thực hiện ngắn và quan trọng là tỷ lệ thành công cao, ít tái phát và biến chứng. Do đó, với những bệnh nhân đi vệ sinh ra máu do mắc trĩ không nên quá lo lắng về thủ thuật này.

Hiện nay Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh đang triển khai nhiều phương pháp cắt trĩ hiện đại như: cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT, cắt trĩ bằng phương pháp PPH. Đây được xem là một trong những kỹ thuật can thiệp ngoại khoa điều trị bệnh trĩ an toàn và hiệu quả nhất.

Theo đó, các phương pháp này hạn chế tối đa tình trạng chảy máu, nhanh chóng loại bỏ búi trĩ mà không gây ra nhiều đau đớn, bệnh nhân phục hồi nhanh mà không cần nằm viện, vết cắt nhỏ nên không để lại sẹo. Với đội ngũ y bác sĩ giỏi cùng hệ thống thiết bị y tế hiện đại, kết quả điều trị bệnh trĩ tại phòng khám luôn ở mức cao, nhận được sự tin tưởng, hài lòng của đông đảo người bệnh.

Hiện nay, bảng giá cắt trĩ tại phòng khám đang được ưu đãi, giảm 30% so với giá gốc cho những bệnh nhân đăng ký thăm khám, đặt lịch sớm trong ngày. Vì vậy, với những bệnh nhân được kết luận gặp phải tình trạng đi nặng ra máu tươi do trĩ có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ và chi phí khi tới thăm khám bệnh tại đây.

Gói khám ưu đãi nam khoa

2. Đi cầu ra máu tươi do Polyp đại trực tràng

Để đưa ra cách chữa đi đại tiện ra máu với những trường hợp bị Polyp trực tràng, trước hết bác sĩ cần phải nắm bắt được tính chất, mức độ bệnh. Theo đó, sau khi nội soi đại trực tràng, phát hiện ra bệnh polyp đại trực tràng, các bác sĩ sẽ quan sát kích thước, hình dạng, vị trí của polyp để có phác đồ điều trị phụ hợp.

Với những trường hợp mắc bệnh nhẹ, các bác sĩ thường kê cho bệnh nhân một số loại thuốc kháng viêm thông thường. Loại thuốc này có tác dụng tạm thời, ngăn polyp phát triển và gây ra những ảnh hưởng cho đại trực tràng. Chính vì thế, nếu bệnh nhân ngưng thuốc, bệnh sẽ phát triển lại bình thường.

Nếu kích thước polyp đã quá lớn hoặc việc dùng thuốc không mang lại tác dụng, cắt bỏ polyp đại trực tràng là phương pháp sẽ được bác sĩ chỉ định. Trước khi tiến hành cắt bỏ, bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc giảm đau để giảm bớt đau đớn. Nếu cảm thấy quá lo lắng, hồi hộp, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thêm thuốc an thần.

Thông thường, polyp sẽ được cắt bỏ trong quá trình nội soi đại tràng bằng cách sử dụng dao cắt hoặc dao đốt điện. Đối với những trường hợp polyp không có cuống hoặc không thể cắt đi khi nội soi thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật mổ.

Đặc biệt, với những trường hợp polyp đã phát triển thành ung thư thì việc điều trị sẽ phụ thuộc vào khả năng lan rộng của các tế bào ung thư. Nhiều khả năng bác sĩ sẽ cắt bỏ đoạn ruột già có polyp chưa tế bào ung thư để có thể bảo vệ tốt nhất sức khỏe và tính mạng cho người bệnh.

Chữa đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn

3. Đi nặng ra máu do nứt kẽ hậu môn

Theo các bác sĩ chuyên khoa, phần lớn bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn không cần phải phẫu thuật. Ở trường hợp nhẹ, bệnh nhân chỉ cần sử dụng một số loại thuốc đặt tại chỗ để giảm đau, kháng viêm kết hợp thay đổi chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều chất xơ và uống nhiều nước.

Với trường hợp bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn mãn tính, việc điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Nhìn chung, đây là một tiểu phẫu tương đối đơn giản và nhanh chóng nên bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau đớn, bệnh nhân sẽ được ra về sau 1 – 2 tiếng nghỉ ngơi, theo dõi sức khỏe tại phòng khám.

4. Đi đại tiện ra máu do viêm loét đại trực tràng

Có 2 các chữa đi đại tiện ra máu do viêm loét đại trực tràng là sử dụng thuốc và phẫu thuật. Với những trường hợp nhẹ, bệnh nhân chỉ cần dùng một số loại thuốc kháng viêm để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.

Việc dùng thuốc tuy tương đối đơn giản và tiết kiệm. Tuy nhiên, nếu không tuân thủ các chỉ định về liều lượng và cách dùng của bác sĩ, bệnh nhân sẽ rất dễ gặp phải các tác dụng phụ hoặc các biến chứng của bệnh. Vì vậy, khi dùng thuốc, người bệnh cần tuân thủ đúng về loại và liều lượng dùng thuốc. Tuyệt đối không tự ý mua, dùng thuốc bên ngoài hoặc áp dụng thêm với các phương pháp điều trị dân gian nêu chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Trong trường hợp cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để có phương án xử lý kịp thời.

Với những trường hợp viêm loét nặng, xuất hiện các biến chứng nguy hiểm thì bệnh nhân sẽ phải tiến hành phẫu thuật. Bác sĩ có thể cắt bỏ một đoạn đại tràng hoặc toàn bộ đại trực tràng, sau đó nối hồi tràng với ống hậu môn.

Cách điều trị đại tiện ra máu

5. Đi nặng ra máu do ung thư đại trực tràng

Đây là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm. Nếu phát hiện sớm ngay từ giai đoạn đầu, bệnh nhân chỉ cần phẫu thuật cắt bỏ khối u gây ung thư. Khả năng khỏi bệnh ở những trường hợp này là rất cao nên nhìn chung sẽ không quá đáng lo ngại.

Thế nhưng, nếu ung thư đại trực tràng đã chuyển biến xấu, xâm lấn rộng thì bệnh nhân cần phải tiến hành xạ trị, hóa trị. Đây là những phương pháp điều trị cuối cùng để có thể duy trì tuổi thọ cho người bệnh.

Như vậy, nhìn chung để có thể đưa ra cách chữa đi đại tiện ra máu hiệu quả, trước hết bác sĩ cần phải nắm bắt được nguyên nhân và tình trạng bệnh. Vì vậy, bạn nên đến bệnh viện, phòng khám để kiểm tra kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Gói khám ưu đãi nam khoa

Phòng tránh đại tiện ra máu như thế nào?

Cùng với việc tuân thủ về phác đồ điều trị, các bác sĩ còn hướng dẫn bệnh nhân một số việc làm sau đây để có thể phòng tránh và điều trị bệnh được hiệu quả:

- Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ, tuyệt đối không rặn mạnh, ngồi lâu khi đi vệ sinh.

- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, giữ hậu môn khô ráo, không thụt rửa hậu môn mạnh.

- Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ có trong rau xanh, hoa quả… 

- Uống nhiều nước giúp quá trình hòa tan và hấp thu các chất dinh dưỡng được tốt hơn, cung cấp độ ẩm cho phân, tránh tình trạng táo bón.

- Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, tăng cường sức đề kháng, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và các tác nhân gây hại.

- Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các vấn đề bất thường của cơ thể, nâng cao hiệu quả điều trị, hạn chế rủi ro và tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí điều trị bệnh.

Như vậy, những thắc mắc về hiện tượng đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì, nguyên nhân, tác hại và cách chữa đi đại tiện ra máu đã được các chuyên gia giải đáp cụ thể trong bài viết. Sức khỏe Online 365 hi vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp mọi người có thể phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả, an toàn và tiết kiệm.

Mọi thắc mắc về tình trạng đi ngoài ra máu, bạn đọc hãy liên hệ đến hotline 0352612932 để được các bác sĩ khoa Hậu môn - Trực tràng giải đáp nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.

Bác sĩ tư vấn

Đi đại tiện ra máu tươi là bệnh gì? Nguyên nhân, cách chữa
Đánh giá: 8.1 / 10 ( 95 lượt đánh giá )