Bệnh trĩ là gì?

Không ít người vẫn chưa nắm rõ về bệnh trĩ là gì, nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và cách chữa bệnh trĩ như thế nào mặc dù hiện nay tình trạng này đang ngày càng phổ biến với số người mắc gia tăng. Đặc biệt, do tâm lý xấu hổ, e ngại nên nhiều bệnh nhân mắc trĩ không dám đi khám chữa, dẫn đến những hậu quả khó lường cho sức khỏe. Thấu hiểu điều đó, trong bài viết dưới đây Blog sức khỏe 365 sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết liên quan đến bệnh trĩ để giúp bạn đọc có thể tham khảo và tìm hiểu.

Tìm hiểu về bệnh trĩ là gì

Bệnh trĩ là gì?

Tìm hiểu về bệnh trĩ là gì? Đây là một bệnh thuộc khu vực trực tràng - hậu môn, mô tả tình trạng các tĩnh mạch ở vùng này bị giãn nở một cách quá mức. Do một nguyên nhân nào đó mà chúng gặp phải áp lực lớn, trở nên sưng viêm và tạo thành dạng búi trĩ.

Thông thường, những tĩnh mạch ở xung quanh của hậu môn có vai trò kiểm soát lượng phân mà cơ thể thải ra. Nếu thường xuyên cố sức rặn trong khi đại tiện, đồng thời tĩnh mạch bị ứ huyết không được lưu thông trở về tim thì khả năng cao sẽ dẫn đến trĩ.

Khi mới hình thành, bệnh trĩ có thể chưa ảnh hưởng quá lớn đến người mắc. Tuy nhiên, nếu trĩ càng kéo dài thì các dấu hiệu càng nghiêm trọng, khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu và đau đớn, thậm chí là có nguy cơ xảy ra biến chứng khó lường. Vì vậy, việc nắm rõ các kiến thức về bệnh để tìm ra hướng giải quyết nhanh chóng là điều mà bất kỳ ai cũng nên quan tâm.

Gói khám ưu đãi nam khoa

Phân loại bệnh trĩ

Các bác sĩ cho biết, bệnh trĩ được phân loại chủ yếu ra thành 3 dạng dựa theo vị trí sau đây:

Bệnh trĩ nội: Búi trĩ hình thành ở phía trên đường lược, bên trong của ống hậu môn. Ở giai đoạn đầu, người bệnh khó có thể phát hiện được, cũng như không thể nhìn được bằng mắt thường. Chỉ đến khi bệnh diễn biến sang mức độ nặng thì búi trĩ sẽ bị lồi ra phía ngoài hậu môn.

Bệnh trĩ ngoại: Ở dạng này, búi trĩ sẽ xuất hiện ở rìa ngoài hậu môn, bên dưới đường lược. Do đó người mắc có thể nhận biết ngay khi nó được hình thành. Trĩ ngoại càng để lâu mà không được chữa trị thì kích thước và mức độ viêm nhiễm sẽ càng gia tăng.

Bệnh trĩ hỗn hợp: Người bệnh mắc đồng thời cả trĩ nội và ngoại khiến cho các triệu chứng nặng nề hơn đáng kể, quá trình điều trị cũng gặp phải nhiều khó khăn. Đặc biệt là đối với những trường hợp búi trĩ nội sa ra ngoài kết hợp với búi trĩ ngoại, rất khó phân biệt để giải quyết.

Bệnh trĩ là gì

Về các mức phát triển, trĩ ngoại không phân chia thành các cấp độ như trĩ nội. Theo đó, trĩ nội bao gồm 4 mức cụ thể như sau:

Mức độ 1: Búi trĩ mới hình thành, vẫn còn nằm ở bên trong của ống hậu môn.

Mức độ 2: Khi người bệnh đại tiện, búi trĩ có dấu hiệu lồi một ít ra bên ngoài, nhưng sau đó sẽ tự động thụt lại vào bên trong.

Mức độ 3: Nếu ngồi xổm, đi lại quá nhiều, hoạt động mạnh hoặc đi đại tiện sẽ bị lồi búi trĩ ra ngoài. Nếu muốn búi trĩ thụt vào trong thì cần mất một khoảng thời gian nghỉ ngơi, hoặc dùng tay để tác động đẩy vào.

Mức độ 4: Đây là mức độ nghiêm trọng nhất khi búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài hậu môn, không có khả năng tự tụt vào hoặc có đẩy vào cũng lồi ra ngay.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Trong những năm gần đây, bệnh trĩ đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa do nhiều nguyên nhân. Ngay cả những người trẻ trong độ tuổi 20 - 30 cũng nhiều khả năng mắc bệnh, xuất phát từ các thói quen thiếu khoa học trong lối sống. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh trĩ phổ biến:

Do táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên

Hiện tượng táo bón và tiêu chảy chắc chắn ai cũng đều đã từng gặp phải. Tuy nhiên, việc thường xuyên xảy ra những tình trạng này lại là nguyên nhân có ảnh hưởng lớn đến khả năng mắc bệnh trĩ.

Với chứng táo bón, lúc này phân bị khô cứng nên sẽ khó khăn nếu muốn thải ra ngoài, cần phải gắng sức rặn. Từ đó các tĩnh mạch ở hậu môn bị áp lực gây phình giãn. Ngược lại, tình trạng tiêu chảy khiến người bệnh phải đại tiện liên tục trong thời gian dài, tác động tiêu cực đến mô tĩnh mạch hậu môn.

Do tính chất nghề nghiệp

Một số công việc phải ngồi liên tục cả ngày hoặc đứng, đi lại quá nhiều hay lao động nặng đều dẫn đến việc phần thân dưới phải chịu sức ép và áp lực lớn. Các tĩnh mạch nằm tại hậu môn bị cản trở trong quá trình lưu thông máu. Đây là nguyên nhân giải thích tại sao nhóm đối tượng làm các công việc như lái xe, nhân viên văn phòng, người lao động chân tay… có tỷ lệ mắc bệnh trĩ cao hơn so với nhiều nhóm khác.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Do chế độ ăn uống thiếu hợp lý

Nhiều người trẻ tuổi có sở thích ăn các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn với hàm lượng chất béo có hại, dầu mỡ và tính cay nóng cao. Việc nạp vào cơ thể quá nhiều những món ăn kể trên không chỉ làm hệ tiêu hóa gặp nhiều gánh nặng mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nói chung.

Ngoài ra, thói quen uống ít nước, lười ăn rau củ quả tươi của không ít người đã dẫn đến thiếu hụt lượng chất xơ trong cho cơ thể. Mà trong thực tế, chất xơ rất cần thiết để quá trình tiêu hóa được diễn ra thuận lợi, không bị rối loạn, phòng tránh táo bón hoặc tiêu chảy và hình thành nên búi trĩ.

Do các thói quen thiếu khoa học trong lối sống sinh hoạt

Đây cũng là một nguyên nhân rất thường gặp ở nhiều người. Nếu thường xuyên để các thói quen xấu diễn ra thì sẽ không khó hiểu nếu bệnh trĩ hình thành. Cụ thể:

• Ít vận động, tập luyện thể dục thể thao. Điều này sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, trì trệ, dễ mắc béo phì, ảnh hưởng tim mạch. Quá trình máu lưu thông trong cơ thể gặp nhiều trở ngại.

• Thói quen ngồi quá lâu khi đi đại tiện, sử dụng điện thoại, đọc sách truyện trong phòng vệ sinh.

• Thường xuyên để đầu óc căng thẳng, mệt mỏi, thức khuya, ngủ không đủ giấc gây tác động xấu đến hệ bài tiết và hệ tiêu hóa.

Một số yếu tố nguy cơ khác

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, những yếu tố sau đây cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ:

• Nhóm đối tượng tuổi cao bị suy giảm chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả đường tiêu hóa, cấu trúc mô nâng đỡ nên dễ mắc bệnh.

• Người thừa cân, bị béo phì có trọng lượng cơ thể quá mức khiến cho vùng thân dưới gặp phải gánh nặng dẫn đến trĩ.

• Phụ nữ đang mang thai hoặc vừa trải qua quá trình sinh nở cũng là đối tượng có tỷ lệ mắc trĩ cao.

• Người có thói quen quan hệ tình dục qua đường hậu môn với tần suất cao gây tổn thương và viêm nhiễm cho vùng này.

Triệu chứng của bệnh trĩ

Triệu chứng của bệnh trĩ

Các triệu chứng của bệnh trĩ tùy theo tình trạng của người bệnh mà sẽ có mức độ diễn biến nặng nhẹ khác nhau. Theo đó, người mắc bệnh lý này sẽ thấy các biểu hiện điển hình như sau:

Bị chảy máu khi đi đại tiện

Người bệnh có thể nhìn thấy máu xuất hiện kèm theo phân thải ra, hoặc sau khi lau bằng giấy vệ sinh. Búi trĩ vốn hình thành do sưng viêm và xung huyết, do đó chất thải khi đưa ra ngoài từ trong cơ thể sẽ cọ xát và gây chảy máu. 

Ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ bị chảy máu rất ít, tuy nhiên càng về sau đó thì lượng máu ngày càng nhiều hơn, thậm chí là chảy theo từng tia, từng giọt nếu rặn đại tiện. Nguy hiểm hơn, một số trường hợp bệnh nặng chỉ cần hoạt động mạnh hay ngồi xổm cũng có thể bị xuất huyết. Có thể nói đi đại tiện ra máu là triệu chứng của bệnh trĩ phổ biến và dễ dàng nhận biết nhất.

Tiết dịch nhầy hậu môn gây ngứa

Dù là trĩ nội hay trĩ ngoại thì khu vực niêm mạc hậu môn cũng bị tiết dịch nhầy và hầu như luôn ở trong tình trạng ẩm ướt. Thỉnh thoảng trong dịch nhầy còn xuất hiện kèm theo cả máu. Hiện tượng này gây cảm giác vô cùng khó chịu, ngứa ngáy cho người bệnh. Nếu không được vệ sinh cẩn thận, sạch sẽ thì khả năng viêm nhiễm ở khu vực này là rất cao.

Gói khám ưu đãi nam khoa

Hậu môn vướng víu và đau rát

Khi mắc bệnh, khu vực hậu môn không còn được như bình thường do sự hình thành búi trĩ, người bệnh sẽ thấy vướng víu, lúc nào cũng cảm giác có gì đó đang mắc kẹt lại. Tình trạng này có thể nhận biết ngay đối với trĩ ngoại bởi nó xuất hiện ở phía ngoài của hậu môn. Còn trường hợp trĩ nội thì đến khi búi trĩ lồi ra mới có cảm giác vướng mắc.

Hậu môn và các vùng da ở xung quanh trở nên phù nề, sưng đỏ gây đau. Triệu chứng đau rát hậu môn sẽ càng gia tăng khi người bệnh đi đại tiện, ngay cả khi xong cũng vẫn còn thấy khó chịu và ngứa rát.

Hiện tượng sa búi trĩ

Theo như những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ, dấu hiệu bệnh trĩ nội mức độ nặng sẽ có tình trạng sa búi trĩ ra bên ngoài hậu môn. Hiện tượng này thường xuất hiện sau một thời gian người bệnh chảy máu khi đại tiện. Chúng có thể tự động co vào, phải dùng tay đẩy hoặc không còn khả năng nằm trong hậu môn nếu để bệnh kéo dài. Sa búi trĩ còn có thể kèm theo những biểu hiện như: Thường xuyên ướt phần đũng quần, trung tiện không tự chủ...

Tác hại của bệnh trĩ

Tác hại của bệnh trĩ

Những cơn đau rát, ngứa ngáy của bệnh trĩ không chỉ gây bất tiện trong cuộc sống thường ngày, mà còn khiến người mắc trở nên tự ti. Bệnh trĩ do hình thành ở khu vực nhạy cảm, vì vậy không ít người thường giấu giếm, e ngại không dám đi khám và điều trị. Điều này đã dẫn đến nhiều biến chứng khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Dưới đây là tổng hợp những tác hại của bệnh trĩ nếu không được chữa trị kịp thời:

• Chứng thiếu máu:

Triệu chứng chảy máu hậu môn khi đại tiện nếu bị diễn ra trong thời gian dài thì nguy cơ cao người bệnh sẽ bị thiếu máu. Dấu hiệu nhận biết của tình trạng này bao gồm: Chóng mặt, nhức đầu, người mệt mỏi, làn da trở nên xanh xao, không thể tập trung trong học tập và công việc. Nguy hiểm hơn, người thiếu máu trầm trọng có thể bị ngã quỵ.

• Sa nghẹt búi trĩ:

Búi trĩ nội khi không còn khả năng co vào bên trong rất dễ bị nghẹt do các cơ vòng của hậu môn gây chèn ép. Từ đó búi trĩ ngày càng có kích thước to hơn, cứng lại, phù nề, sưng viêm, chảy máu búi trĩ hoặc nghiêm trọng nhất là hoại tử.

• Rối loạn chức năng của hậu môn:

Các cơ quan nằm phía trong hậu môn bị búi trĩ sa xuống cản trở khiến người bệnh gặp phải khó khăn khi muốn đi đại tiện. Thậm chí nhiều trường hợp còn trung tiện, đại tiện mà hoàn toàn không thể tự chủ.

• Tắc mạch trĩ nội, trĩ ngoại:

Đây là tình trạng xuất hiện những cục máu đông ở trong búi trĩ, xảy ra do chảy máu kéo dài, các cơ hậu môn co thắt quá mức. Các cục máu đông trong tĩnh mạch gây đau rát, phù nề, cản trở quá trình lưu thông máu.

• Búi trĩ bị vỡ:

Thường xảy ra đối với những trường hợp người bệnh mắc trĩ ngoại. Biến chứng vỡ búi trĩ đồng thời chảy máu ồ ạt do một tác động mạnh gây nên cảm giác vô cùng đau đớn ở vùng hậu môn. Không chỉ vậy còn dễ tạo thành ổ viêm nhiễm nguy hiểm nếu không biết cách xử lý kịp thời.

• Biến chứng trĩ vòng:

Trĩ nội và trĩ ngoại xuất hiện cùng lúc gây nên trĩ hỗn hợp, đến khi các búi trĩ liên kết lại với nhau thành khối lớn sẽ tạo nên trĩ vòng. Việc điều trị trĩ vòng không còn đơn giản bởi khối trĩ quá lớn, hậu môn đã viêm nhiễm nặng nề. Nếu muốn giải quyết thì chỉ có thể loại bỏ bằng phương pháp phẫu thuật.

• Nhiễm trùng máu:

Những tổn thương từ bệnh trĩ làm cho vùng hậu môn viêm nhiễm nặng nề, có thể gây áp xe hậu môn. Lúc này, khối áp xe có hiện tượng chảy mủ, khi không được giải quyết nhanh chóng sẽ lan ra nhiều khu vực xung quanh và gây nhiễm trùng máu.

Cách điều trị bệnh trĩ

Cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Để hạn chế tối đa những biến chứng, tác hại kể trên, người bệnh phải nhanh chóng đi khám ngay khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường của bệnh trĩ. Thông qua việc khám lâm sàng, nội soi, sinh thiết… bác sĩ sẽ xác định được tình trạng hiện tại của người bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất.

Hiện nay, bệnh trĩ được điều trị chủ yếu bằng phương pháp nội khoa và ngoại khoa. Cụ thể như sau:

Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp nội khoa

Nếu như bệnh trĩ mới khởi phát, hoặc vẫn còn ở mức độ nhẹ thì hầu hết sẽ được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc Tây y theo đường uống hoặc đường bôi. Chúng có tác dụng giảm viêm sưng, giảm đau và ngứa, cải thiện tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy, ngăn ngừa sự phát triển về kích thước của búi trĩ…

Việc sử dụng thuốc Tây được đánh giá là có thể đem lại hiệu quả khá nhanh chóng cho người bệnh. Tuy nhiên điều kiện là người bệnh phải tuân thủ đúng theo những sự chỉ dẫn của bác sĩ về thời gian cũng như liều lượng sử dụng. Nhiều người bệnh tự ý tăng liều với mong muốn nhanh khỏi bệnh, hoặc ngưng thuốc ngay khi thấy các triệu chứng đã giảm, thậm chí là tìm mua và dùng thuốc theo ý thích. Tất cả những điều này đều có nguy cơ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.

Bên canh đó, đối với phương pháp nội khoa điều trị bằng thuốc, để kiểm soát được diễn biến của bệnh thì cần phải kết hợp cùng với việc thay đổi những thói quen trong lối sống, bao gồm các lưu ý sau đây:

• Tích cực ăn các loại rau củ quả tươi để bổ sung chất xơ, uống đủ từ 2l nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể, hạn chế táo bón, dễ đại tiện.

• Cố gắng xây dựng thói quen đi đại tiện ở một thời điểm nhất định ở trong ngày. Thời gian ngồi đại tiện cũng phải được kiểm soát để không xảy ra tình trạng ngồi quá lâu.

• Sau khi đại tiện chỉ lau hậu môn nhẹ nhàng đồng thời vệ sinh cẩn thận sạch sẽ. Tránh việc lau hoặc chà xát quá mạnh để không gây thêm tổn thương.

• Không ngồi trên các mặt phẳng cứng quá lâu hoặc ngồi xổm. Tốt nhất là người bệnh nên ngồi lên 1 tấm đệm chất liệu mềm.

• Người bệnh có thể ngâm hậu môn trong nước ấm khoảng 15 phút mỗi ngày nhằm hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh.

Điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật

Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp ngoại khoa

Khác với những trường hợp nhẹ, nếu người bệnh trĩ mức độ nặng với búi trĩ kích thước lớn, thường xuyên nằm ngoài hậu môn thì lúc này các loại thuốc sẽ không còn có khả năng giải quyết dứt điểm. Người bệnh sẽ cần đến những phương pháp ngoại khoa để điều trị nhằm phòng tránh các hậu quả khó lường.

Một số thủ thuật như: Chích xơ búi trĩ, thắt vòng búi trĩ, áp lạnh búi trĩ, sử dụng tia hồng ngoại… mặc dù có chi phí thấp và được áp dụng khá phổ biến nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Những thủ thuật xâm lấn này không phù hợp với tất cả các trường hợp trĩ, đặc biệt là nếu đã xuất hiện biến chứng, không điều trị được triệt để, khả năng tái phát cao, dễ gây chảy máu và hoại tử…

Vì vậy, những phương pháp ngoại khoa có thể loại bỏ búi trĩ an toàn, triệt để luôn được đánh giá cao. Trước đây, các phương pháp phẫu thuật trĩ truyền thống có nhiều nhược điểm như gây đau đớn cho người bệnh, tổn thương lớn, dễ để lại sẹo… Nhưng nhờ sự phát triển vượt bậc của nền y học hiện đại, các kỹ thuật mới mẻ đã ra đời và giải quyết được những hạn chế này. Trong đó, kỹ thuật sử dụng máy HCPT và PPH đang được đánh giá là ưu việt nhất hiện nay.

Gói khám ưu đãi nam khoa

Với phương pháp HCPT: Can thiệp bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, sử dụng sóng điện cao tần để làm đông các mạch máu. Sau đó là quá trình loại bỏ búi trĩ một cách chính xác trong thời gian nhanh chóng. Người bệnh không cảm thấy đau đớn, xâm lấn ít nên vết thương có kích thước nhỏ, từ đó rút ngắn thời gian hồi phục.

Với phương pháp PPH: Sử dụng một máy kẹp nhằm loại bỏ tận gốc búi trĩ cùng phần niêm mạc của hậu môn. Đồng thời hỗ trợ đưa cấu trúc của ống hậu môn được trở lại như bình thường. Phương pháp này phù hợp với những trường hợp trĩ ngoại ở mức nặng, ít gây đau đớn, không có biến chứng, đảm bảo an toàn và thẩm mỹ.

Tuy nhiên, dù điều trị bệnh trĩ theo nội khoa hay ngoại khoa thì điều quan trọng là người bệnh phải lựa chọn được cơ sở y tế uy tín nhằm ngăn ngừa các rủi ro tiềm ẩn. Tại Hà Nội, Phòng khám Đa khoa Hưng Thịnh được biết đến là một địa chỉ chữa bệnh trĩ tốt và chất lượng. Với đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm chuyên môn, hệ thống trang thiết bị hiện đại, sở hữu cả 2 kỹ thuật tiên tiến HCPT và PPH, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm với kết quả điều trị cùng mức chi phí hợp lý được niêm yết công khai theo đúng quy định.

banner-uu-dai-benh-tri

Cách phòng tránh bệnh trĩ

Nếu mắc bệnh trĩ, mặc dù không đe dọa đến tính mạng nhưng lại người mắc sẽ phải mất công sức và tiền bạc để chữa trị. Do đó, mỗi người có thể tự phòng tránh mắc bệnh, hoặc ngăn ngừa bệnh tái phát ngay từ những thói quen trong lối sống sinh hoạt hàng ngày bằng cách thực hiện những điều dưới đây:

• Ngăn ngừa chứng táo bón chính là biện pháp phòng bệnh hiệu quả hàng đầu. Muốn vậy, chế độ ăn uống phải được bổ sung nhiều chất xơ từ các loại rau củ quả tươi. Thường xuyên cung cấp cho cơ thể đầy đủ nước, bao gồm cả nước lọc, nước ép hoa quả để quá trình trao đổi chất được diễn ra thuận lợi.

• Không nên dùng chất kích thích như bia rượu, nước có gas, thuốc lá… Hạn chế tối đa việc nạp vào cơ thể các loại đồ ăn cay nóng, đồ ăn chiên rán có nhiều dầu mỡ... Đây đều là những tác nhân có hại gây ra tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hóa.

• Không được nhịn đi đại tiện, tránh rặn quá nhiều nếu bị chứng táo bón. Không sử dụng điện thoại, đọc sách truyện trong thời gian ngồi đại tiện bởi đây là một thói quen không tốt dễ dẫn đến bệnh trĩ.

• Giữ cho vùng hậu môn luôn được sạch sẽ, khô ráo, chỉ sử dụng các loại giấy vệ sinh mềm. Điều này sẽ ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập tấn công, nhằm phòng tránh các tình trạng viêm nhiễm và những vấn đề thuộc khu vực trực tràng - hậu môn.

• Nếu tính chất công việc phải ngồi hoặc đứng quá lâu trong cả ngày thì cần có những khoảng thời gian xen kẽ để vận động, giúp giảm áp lực cho vùng hậu môn và hỗ trợ lưu thông máu. Bên cạnh đó, mỗi ngày bạn nên dành thời gian để tập thể dục sao cho phù hợp với sức khỏe của mình.

• Nếu cơ thể đang bị thừa cân, béo phì cần nhanh chóng tiến hành giảm cân qua việc tích cực luyện tập thể thao, xây dựng lại thực đơn dinh dưỡng sao cho phù hợp.

• Đối với các phụ nữ đang mang thai có thể phòng tránh bệnh trĩ bằng cách vận động nhẹ nhàng thường xuyên, không nên ngồi quá lâu hoặc nằm nghiêng về phía bên trái quá nhiều.

Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được câu hỏi bệnh trĩ là gì: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh. Nhìn chung, bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại đều có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe của người mắc. Chính vì vậy, người bệnh không nên e ngại, chần chừ mà phải nhanh chóng điều trị tại các cơ sở y tế, phòng khám đa khoa uy tín để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Bác sĩ tư vấn

Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, tác hại, cách chữa
Đánh giá: 8.1 / 10 ( 91 lượt đánh giá )