Bệnh trĩ có lây không?

Bị bệnh trĩ có lây không hay bệnh trĩ lây qua đường nào là những thắc mắc của rất nhiều người bệnh, hoặc có người ở cùng nhà đang gặp phải tình trạng này. Thực tế, trĩ đang trở thành một bệnh lý phổ biến hiện nay với số lượng người mắc ngày càng gia tăng, vì vậy cũng không quá khó hiểu trước sự lo lắng bệnh sẽ lây truyền của mọi người.

Nhằm giúp bạn đọc có được lời giải đáp chính xác nhất cho vấn đề này, hôm nay chúng tôi đã có cuộc trao đổi trực tiếp với bác sĩ Trưởng khoa nội phong kham benh tri Hưng Thịnh. Xin mời các bạn cùng theo dõi!

Hỏi: "Chào bác sĩ, tôi hiện nay 37 tuổi. Do tính chất công việc văn phòng nên tôi vốn phải ngồi rất nhiều, đặc biệt đợt vừa rồi còn thường xuyên phải làm việc tăng ca. Sau khi thấy những triệu chứng bất thường như đi ngoài ra máu tươi kèm theo cảm giác nóng rát dưới vùng hậu môn, tôi có đi khám và được chẩn đoán mắc bệnh trĩ. Hiện nay tôi đang trong quá trình điều trị bằng thuốc, nhưng trong nhà lại có con nhỏ nên rất băn khoăn lo lắng vì không biết liệu bệnh trĩ có lây lan không, nếu có thì bệnh trĩ lây qua đường nào. Tôi xin cảm ơn và mong được bác sĩ giải đáp." (Anh Võ Ngọc - Nam Định)

Bệnh trĩ có lây không

Trả lời:

Bệnh trĩ có lây không và lây qua đường nào?

Trĩ được biết tới là một vấn đề phổ biến thuộc khu vực trực tràng - hậu môn trên cơ thể người bệnh, xảy ra do hiện tượng các tĩnh mạch phải chịu áp lực dẫn đến phình giãn và ứ đọng máu. Bên cạnh bệnh trĩ nộitrĩ ngoại là thường gặp nhất còn có tình trạng trĩ hỗn hợp, trĩ vòng với mức độ nặng và điều trị khó khăn hơn.

Tuy bệnh không gây nguy hiểm cho tính mạng của người mắc, nhưng nó lại có những tác động tiêu cực đến tinh thần và chất lượng cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, có nhiều người còn lo lắng rằng bệnh trĩ có lây truyền không, liệu có ảnh hưởng gì tới mọi người ở xung quanh hay không.

Trước tiên, chúng ta cần nắm bắt những nguyên nhân chủ yếu gây nên trĩ nhằm hiểu rõ hơn về bản chất của bệnh:

- Thường xuyên táo bón: Khi gặp tình trạng này, phân sẽ trở nên khô cứng, để thải được ra ngoài thì người bệnh sẽ phải dùng sức để rặn mạnh. Các tĩnh mạch theo đó mà liên tục gặp phải áp lực nặng nề và tạo nên búi trĩ ở hậu môn. Ngoài ra, ngồi đại tiện quá lâu cũng là một thói quen hoàn toàn không tốt.

Gói khám ưu đãi nam khoa

- Do đặc thù công việc: Ngồi quá nhiều (người làm văn phòng, lái xe…), đứng quá lâu (nhân viên bán hàng…) hoặc người lao động, bê vác nặng.

- Ít vận động cơ thể, hoặc thường xuyên tập luyện với cường độ cao (vận động viên tập tạ, tập thể hình…).

- Cơ thể thiếu chất xơ, thiếu nước nhưng lại thừa chất béo có hại, tinh bột… dễ mắc rối loạn tiêu hóa, hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả gây nên tiêu chảy, táo bón.

- Người tuổi cao, người thừa cân béo phì, phụ nữ đang mang thai, người có thói quen quan hệ bằng đường hậu môn… đều là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Từ những điều trên đây, có thể nhận thấy bệnh trĩ xảy ra do ảnh hưởng chủ yếu từ các thói quen, lối sống sinh hoạt. Với câu hỏi bị bệnh trĩ có lây hay không của anh Võ Ngọc thì tôi xin khẳng định rằng bệnh trĩ hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm sang cho người khác. Cũng chính vì vậy mà sẽ không xuất hiện bất cứ con đường lây nhiễm nào, nên anh có thể yên tâm điều trị và tiếp xúc như bình thường với bé nhà mình.

Đối với những người bệnh khác, thay vì lo lắng bệnh trĩ sẽ lây lan thì mọi người hãy tìm hiểu xem mình có đang rơi vào trường hợp nào trong số các nguyên nhân kể trên hay không. Từ đó nhanh chóng thay đổi và kết hợp cùng phương pháp điều trị phù hợp mà bác sĩ đã chỉ định, hướng dẫn nhằm thúc đẩy quá trình hồi phục.

Bệnh trĩ có lây lan hay không?

Cách phòng ngừa bệnh trĩ

Một số trường hợp người thân trong gia đình cùng có dấu hiệu bị bệnh trĩ thì lúc này rất có thể là do giống nhau về những thói quen sinh hoạt ăn uống thường ngày. Do vậy, việc chủ động phòng ngừa bệnh trĩ là rất cần thiết đối với mỗi người để vừa không tốn công sức, thời gian điều trị, vừa đảm bảo cho chất lượng cuộc sống của bản thân.

Theo đó, bạn có thể phòng tránh bệnh trĩ ngay từ việc xây dựng, đồng thời duy trì một lối sống lành mạnh và khoa học, cụ thể:

- Tránh dung nạp vào cơ thể quá nhiều các loại thực phẩm có chứa chất béo có hại, dầu mỡ bao gồm đồ chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, món ăn chiên rán, thực phẩm có tính chất cay nóng. Điều chỉnh lại lượng đạm, tinh bột và gia vị trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.

- Tích cực bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như cà rốt, súp lơ xanh, bí đỏ, yến mạch, hạnh nhân, hạt óc chó, cam, chuối, lê… nhằm hỗ trợ cho hoạt động của hệ tiêu hóa được trơn tru. Nhưng bên cạnh đó bạn cũng vẫn phải đảm bảo việc cân bằng các dưỡng chất khác cho cơ thể.

- Mỗi ngày bạn cần uống đủ từ 2 lít nước trở lên, không chỉ giúp điều hòa cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất mà còn làm cho phân trở nên mềm hơn.

Gói khám ưu đãi nam khoa

- Không sử dụng các chất hay đồ uống kích thích như thuốc lá, bia rượu, nước trà đặc, cà phê, nước có gas… để tránh cơ thể bị nóng trong dễ gây ra chứng táo bón và ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

- Những người bệnh mắc trĩ do đặc thù của công việc cần đứng ngồi nhiều thì nên có những khoảng thời gian nghỉ ngơi, thay đổi tư thế, hạn chế vùng hậu môn bị chèn ép, áp lực.

- Vận động, tập thể dục thể thao vừa sức với bản thân mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh, các cơ quan hoạt động được tốt hơn bao gồm cả hệ tiêu hóa. Ngay cả đối với phụ nữ mang thai cũng nên vận động nhẹ nhàng để tránh mắc bệnh trĩ.

- Tránh nhịn đại tiện, nếu có thể hãy đi ngay nếu có nhu cầu. Không rặn quá nhiều khi bị táo bón, đồng thời tập trung đi nhanh, tránh ngồi lâu hoặc có thói quen dùng điện thoại khi đi vệ sinh. Tốt nhất là bạn hãy tạo dựng thói quen đi đại tiện vào một thời điểm nào đó nhất định trong ngày.

- Trong trường hợp đang mắc chứng béo phì, bạn phải nhanh chóng điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng đồng thời luyện tập để giảm cân. Có thể tham khảo trước sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa nhằm đảm bảo giảm béo đúng cách, an toàn sức khỏe.

Trên đây là lời giải đáp của chuyên gia về vấn đề bệnh trĩ có lây không và lây qua đường nào. Chúng tôi hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích, giúp người bệnh không còn băn khoăn lo lắng và có thể tập trung cho quá trình điều trị. Bên cạnh đó, mỗi người nên tự chủ động phòng tránh để bệnh không xảy ra làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh trĩ cần được chuyên gia giải đáp, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp qua số hotline 0352612932 miễn phí, hoặc để lại câu hỏi trong khung chat dưới đây.

Bác sĩ tư vấn

Bị bệnh trĩ có lây không? Bệnh trĩ lây qua đường nào?
Đánh giá: 8.3 / 10 ( 86 lượt đánh giá )