Đi tiểu ra máu là bệnh gì ở nam, nữ giới? Cách chữa trị

Hiện tượng đi tiểu ra máu là bệnh gì ở nam giới và nữ giới, có nguy hiểm không và cách chữa đi tiểu ra máu tươi tại nhà hiệu quả như thế nào? Đi tiểu ra máu hay đái ra máu là một hiện tượng bất thường mà cả nam giới hay nữ giới đều có thể gặp phải và cần được lưu ý thận trọng. Lý do bởi tình trạng này không chỉ mang đến nhiều rắc rối cho người mắc mà còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn bên trong. Cụ thể nguyên nhân đi tiểu ra máu là bệnh gì, có nguy hiểm không, cách chữa đi tiểu ra máu như thế nào an toàn hiệu quả nhất? Những vấn đề xoay quanh triệu chứng tiểu tiện ra máu sẽ được đội ngũ chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh giải đáp cụ thể trong nội dung bài viết sau đây.

Đi tiểu ra máu là bệnh gì?

Tiểu ra máu là như thế nào?

Thông thường nước tiểu được bài tiết ra ngoài sẽ có màu vàng nhạt, vàng đậm hoặc màu trong suốt nếu như uống nhiều nước. Do đó, tình trạng đi tiểu ra máu chứng tỏ đang có vấn đề bất thường xảy ra, lúc này trong nước tiểu xuất hiện cả hồng cầu với số lượng ít nhiều khác nhau tùy từng trường hợp.

Đi tiểu ra máu được nhận biết qua biểu hiện nước tiểu chuyển sang màu hồng, đỏ nhạt, màu đỏ hoặc nhìn thấy các sợi máu lẫn bên trong. Các chuyên gia giải đáp, hiện tượng đái ra máu căn cứ vào lượng hồng cầu sẽ được phân loại thành hai dạng như sau:

Đi tiểu ra máu vi thể: Trường hợp này rất khó nhận biết được nếu chỉ quan sát bằng mắt thường bởi nước tiểu không thay đổi về màu sắc, chỉ đến khi đi khám bệnh, khám sức khỏe định kỳ cần làm xét nghiệm nước tiểu mới cho thấy kết quả lượng hồng cầu có chỉ số lớn hơn 10.000 hồng cầu/ml.

Tiểu ra máu đại thể: Ngược lại với đái máu vi thể, với những người bị đi tiểu ra máu đại thể sẽ nhận thấy rõ ràng có máu lẫn bên trong khi bài tiết khiến nước tiểu đổi màu bất thường, thậm chí một số trường hợp đôi khi còn lẫn cả cục máu đông nhỏ.

Gói khám ưu đãi nam khoa

Nguyên nhân đi tiểu ra máu

Thực tế, không phải tất cả mọi trường hợp đi tiểu ra máu hồng đều bắt nguồn từ các bệnh lý trong cơ thể, mà có khả năng chỉ bị ảnh hưởng từ sinh lý, sinh hoạt của mọi người. Theo đó, dưới đây là những nguyên nhân tiểu máu nhiều người thường gặp:

Sử dụng các thực phẩm dễ tạo màu: Hiện tượng nước tiểu có màu hồng, màu đỏ đôi khi hình thành do trước đó bạn đã nạp vào cơ thể lượng lớn những thực phẩm có màu tự nhiên như củ dền, củ cải đường, táo đỏ, quả mâm xôi… hoặc các món ăn chứa nhiều phẩm màu đỏ.

Nữ giới đang trong kỳ kinh nguyệt: Đây là tình trạng rất phổ biến, bởi trong ngày “đèn đỏ” khi nữ giới tiểu tiện thì đồng thời tử cung cũng sẽ đào thải máu kinh ra bên ngoài, từ đó gây đi tiểu ra máu, nước tiểu sẽ có lẫn máu tươi hay cả máu cục.

Tổn thương khi quan hệ tình dục: Giao hợp quá mạnh bạo, cọ xát mạnh khiến âm đạo và dương vật đều có nguy cơ tổn thương, trầy xước, sau khi quan hệ tình dục xong đi tiểu sẽ thấy có lẫn máu bên trong.

Ảnh hưởng của thuốc điều trị: Người đang trong thời gian dùng một vài loại thuốc kháng sinh, thuốc Tây y chữa bệnh cũng có thể khiến cho nước tiểu chuyển sang màu đỏ tương tự như tình trạng đái ra máu.

Nguyên nhân đi tiểu ra máu

Đi tiểu ra máu là bệnh gì?

Khác với những nguyên nhân đi tiểu ra máu không do bệnh lý kể trên, nếu như thấy xuất hiện máu trong nước tiểu kèm theo một số triệu chứng như tiểu nhiều lần, tiểu đau buốt, tiểu rắt, tiểu són… thì hãy thận trọng bởi bạn đang có nguy cơ mắc các bệnh sau đây:

1. Tiểu buốt ra máu do bệnh viêm đường tiết niệu

Giải đáp vấn đề đi tiểu buốt ra máu là dấu hiệu bệnh gì, các bác sĩ cho biết bệnh viêm đường tiết niệu chính là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến triệu chứng này. Các loại vi khuẩn có hại khi tấn công, xâm nhập sẽ gây nhiễm khuẩn đường tiểu, vì thế người bệnh có thể mắc viêm niệu đạo, viêm bàng quang, tổn thương niệu quản, viêm bể thận hoặc thận.

Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiểu ngoài chứng đái máu cũng sẽ kèm theo cảm giác buồn tiểu tiện thường xuyên, đau rát niệu đạo, nước tiểu đục, mùi vô cùng khó chịu, tiểu ra mủ, đau nhức lưng, mỏi hai bên hông, sốt…

2. Bệnh sỏi đường tiết niệu có biểu hiện đái ra máu

Đường tiết niệu có sỏi, điển hình là sỏi bàng quang hoặc sỏi thận hình thành chủ yếu do thói quen thường xuyên nhịn tiểu, hoặc bị dị dạng đường niệu, rối loạn tiểu tiện… làm lắng cặn các chất trong nước tiểu. Kích thước của sỏi có thể to nhỏ khác nhau, tuy nhiên khi chúng di chuyển trong các cơ quan hệ tiết niệu sẽ tạo ra những tổn thương trên lớp niêm mạc.

Vì vậy người bệnh sỏi đường tiết niệu thường có dấu hiệu tiểu khó khăn, đi tiểu ra máu đau buốt, đau hai bên vùng thận hay nặng hơn còn gây bí tiểu.

3. Các bệnh lý khác liên quan đến thận

Triệu chứng đi tiểu ra máu tươi ngoài ra còn là biểu hiện điển hình của viêm cầu thận cấp, lao thận, thận đa nang, nhồi máu thận hay nguy hiểm nhất là ung thư thận. Tùy thuộc vào từng vấn đề cụ thể thì người bệnh sẽ xuất hiện đồng thời những dấu hiệu khác nhau với mức độ từ nhẹ đến nặng. Khi mắc phải các bệnh lý này không chỉ khiến chức năng hoạt động của thận bị ảnh hưởng, suy giảm đáng kể, về lâu dài còn gây nguy hiểm đến sức khỏe, do đó bạn cần chủ động đi kiểm tra sớm ngay từ khi có triệu chứng bất thường xảy ra.

Đi tiểu ra máu là bệnh gì ở nam giới

4. Viêm hoặc phì đại tuyến tiền liệt

Nam giới bước vào tuổi trung niên dễ mắc phải tình trạng viêm tuyến tiền liệt hoặc phát triển kích thước tuyến tiền liệt quá mức so với bình thường. Vị trí của tuyến tiền liệt ở ngay dưới của bàng quang, bởi vậy khi bị phì đại sẽ làm chèn ép, gia tăng cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên nhưng lại ngăn cản dòng nước tiểu đào thải qua đường niệu đạo.

Điều này sẽ dẫn đến đái buốt ra máu, tiểu khó, tiểu đêm nhiều, tiểu không hết, phải gắng sức rặn tiểu, bí tiểu đột ngột… Vì thế đi tiểu ra máu là bệnh gì ở nam giới, các quý ông hãy thận trọng trước các bệnh lý liên quan tới tiền liệt tuyến.

5. Đi tiểu ra máu là bệnh gì ở nữ giới - Các bệnh phụ khoa

Ở nữ giới, các bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm cổ tử cung… nếu để lâu trong thời gian dài mà không có biện pháp chữa trị đúng đắn sẽ ngày càng trầm trọng, triệu chứng nặng nề hơn trong có bao gồm cả tiểu buốt ra máu. Bên cạnh đó, các bệnh phụ khoa còn gây rối loạn kinh nguyệt, ra nhiều khí hư màu sắc bất thường, đau bụng dưới, ngứa ngáy vùng kín, đau đớn sau quan hệ…

6. Bệnh lậu gây đi tiểu ra máu ở nam và nữ giới

Bệnh lậu gây ra bởi vi khuẩn lậu cầu Neisseria gonorrhoeae thông qua con đường tình dục, mặc dù ở nam giới và nữ giới sẽ có một số triệu chứng khác nhau tuy nhiên đều gặp phải dấu hiệu đi tiểu ra máu đau buốt, sốt, mệt mỏi.

Lậu là căn bệnh xã hội nguy hiểm, gây nhiều ảnh hưởng tới cả sức khỏe và khả năng sinh sản của người mắc nếu không nhanh chóng chữa trị. Đối với nam giới, lậu thường gây chảy mủ từ dương vật, sưng đau tinh hoàn, xuất tinh ra máu, viêm nhiễm hậu môn… Còn với bệnh lậu ở nữ giới sẽ thấy niệu đạo sưng đỏ, ra máu từ âm đạo bất thường, khí hư mùi hôi, chuyển màu vàng và ra nhiều…

7. Bệnh ung thư

Ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt là những bệnh lý thường gây ra đi tiểu ra máu đông, đau lưng dưới, đau xương, sút cân nhanh chóng…, và bệnh càng kéo dài thì triệu chứng lại càng nặng nề. Do vậy mỗi người đều cần phải theo dõi sức khỏe của mình cẩn thận để đi khám kịp thời, tránh xảy ra biến chứng hay đe dọa trực tiếp tính mạng.

Gói khám ưu đãi nam khoa

Đi tiểu ra máu có nguy hiểm không?

Đối với vấn đề đi tiểu ra máu có nguy hiểm không mà nhiều người băn khoăn, trong trường hợp hiện tượng này chỉ diễn ra trong vài ngày rồi tự hết, đồng thời không có bất kỳ biểu hiện lạ nào khác thì hầu hết đều không phải do bệnh lý, không gây ra tác hại nào.

Ngược lại, người bệnh đi tiểu ra máu thường xuyên, diễn biến trong thời gian dài cần được thận trọng bởi điều đó cho thấy cơ thể đang gặp bệnh lý bất thường. Tốt nhất là bệnh nhân nên đi khám càng sớm càng tốt để hạn chế những ảnh hưởng bao gồm:

• Gây tâm lý lo lắng, hoang mang và sợ hãi đặc biệt là mỗi lần đi tiểu tiện, cơ thể khó chịu, mệt mỏi nhiều, khó tập trung hơn bình thường, làm cản trở hoạt động thường ngày cũng như các công việc cá nhân.

• Đái buốt ra máu, đau khi quan hệ… do bệnh lý làm tác động không nhỏ đến đời sống tình dục của bệnh nhân, ham muốn dần dần bị suy giảm, e dè trước “chuyện ấy”, về lâu dài còn khiến hạnh phúc hôn nhân đổ vỡ.

• Các bệnh gây đi tiểu ra máu tươi kéo dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như thiếu máu, suy nhược sức khỏe, khả năng thụ thai giảm, vô sinh hiếm muộn ở cả nam giới và nữ giới, nhất là một số bệnh lý còn có nguy cơ hình thành ung thư ác tính.

Cách chữa đi tiểu ra máu

Cách chữa đi tiểu ra máu

Phương pháp điều trị đi tiểu ra máu còn tùy thuộc theo nguyên nhân gây bệnh là do sinh lý trong cơ thể hay bệnh lý bất thường, mức độ hiện tại nặng nhẹ ra sao. Cụ thể như sau:

Cách chữa tiểu ra máu tại nhà

Đối với những trường hợp đái ra máu do sinh lý, hoặc bệnh mới chỉ ở mức độ nhẹ thì có thể tham khảo những mẹo chữa dân gian giúp cải thiện tình trạng từ các nguyên liệu dễ kiếm với cách thực hiện đơn giản ngay tại nhà:

Rau mồng tơi: Giúp thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tự nhiên, ổn định hoạt động bài tiết và giảm chứng tiểu máu. Để thực hiện, bạn lấy rau mồng tơi rửa sạch, để ráo bớt rồi đem đun sôi cùng nước, sau đó bỏ bã và dùng uống thay nước lọc mỗi ngày.

Bột sắn: Với tính mát và vị ngọt, bột sắn có công dụng trị nóng trong, thông đường tiết niệu, là cách trị đi tiểu ra máu phổ biến từ trước đây. Phương pháp này rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy khoảng 10gr bột sắn pha cùng nước rồi uống trực tiếp.

Quả bí xanh: Ngoài mồng tơi và bột sắn thì từ xa xưa cũng có rất nhiều người sử dụng bí xanh chữa đi tiểu ra máu, thực hiện bằng cách rửa sạch, gọt vỏ, giã nhuyễn lọc lấy nước cốt rồi pha thêm một ít muối để uống.

Các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết, những mẹo dân gian trên đây không phù hợp với người mắc chứng tiểu ra máu do bệnh lý, mà thay vào đó cần được áp dụng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa theo y học hiện đại.

Gói khám ưu đãi nam khoa

Đi tiểu ra máu uống thuốc gì?

Thuốc Tây y điều trị đi tiểu ra máu sẽ do bác sĩ kê đơn dựa trên nguyên nhân, tình hình sức khỏe người bệnh sau khi thăm khám, xét nghiệm. Một số nhóm thuốc điển hình được sử dụng phổ biến bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc cầm máu…, dùng theo đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch sao cho phù hợp.

Đây là cách chữa đi tiểu ra máu không quá phức tạp, hiệu quả mang lại nhìn chung tương đối nhanh nhưng thường chỉ áp dụng cho người bệnh nhẹ, triệu chứng chưa nghiêm trọng. Hơn nữa, các loại thuốc tân dược có thể gây tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh lưu ý chỉ được mua thuốc đúng loại mà bác sĩ kê đơn, dùng đúng liệu trình được chỉ định.

Cách chữa đi tiểu ra máu theo phương pháp ngoại khoa

Khi bệnh nhân không đáp ứng tốt với thuốc, hoặc trường hợp bệnh lý ở giai đoạn nặng thì bác sĩ sẽ cân nhắc tiến hành biện pháp ngoại khoa. Những phương pháp ngoại khoa hiện đại mà phòng khám đa khoa Hưng Thịnh hiện đang áp dụng sẽ giúp khắc phục các nhược điểm và hạn chế từ cách chữa cũ, mang tới hiệu quả chữa trị đi tiểu ra máu dứt điểm, ngăn ngừa tái phát với mức độ an toàn cao, nhanh chóng bình phục. Người bệnh có thể tham khảo như:

• Bệnh viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu được can thiệp bằng hệ thống điều trị quang dẫn CRS, không xâm lấn, loại bỏ viêm nhiễm triệt để.

• Các bệnh lý về tiền liệt tuyến tùy vào mỗi trường hợp sẽ điều trị bằng 1 trong 3 phương pháp: Điều trị điện trường, hệ thống CIS hoặc điện hạt nhân ZYT.

• Công nghệ Oxygen an toàn điều trị viêm phụ khoa, phương pháp dao LEEP chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung

• Chữa bệnh lậu bằng kỹ thuật phục hồi gen DHA giúp phá hủy liên kết vi khuẩn lậu, tiêu diệt nhanh, tăng cường hệ miễn dịch.

• Tiểu phẫu nội soi đối với bệnh sỏi đường tiết niệu giúp loại bỏ tác nhân gây bệnh, tránh gây tổn thương gây tiểu ra máu.

Đi tiểu ra máu là bệnh gì để biết được một cách chính xác thì người bệnh cần nhanh chóng đi khám ở các cơ sở y tế uy tín và tiến hành các loại xét nghiệm kiểm tra. Một số ít trường hợp đái ra máu có khả năng tự khỏi, trái lại nếu như nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý phải được can thiệp điều trị theo phác đồ phù hợp mới bảo đảm an toàn cho sức khỏe, ngăn ngừa biến chứng. Nếu có nhu cầu tư vấn đăng ký khám hoặc còn bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn đọc xin vui lòng gọi tới hotline 0352612932 để bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ sớm nhất và miễn phí.

Bác sĩ tư vấn

Đi tiểu ra máu là bệnh gì ở nam, nữ giới? Cách chữa trị
Đánh giá: 8.1 / 10 ( 95 lượt đánh giá )