Đau tinh hoàn là bệnh gì?

Đau tinh hoàn trái, phải hoặc cả hai bên không phải là hiện tượng hiếm gặp, đặc biệt triệu chứng này có khả năng cao cảnh báo về những bệnh lý bất thường mà nam giới cần phải thận trọng. Tuy nhiên, do tâm lý ngại ngùng mà nhiều người vẫn không dám đi khám bác sĩ khiến cho những cơn đau nhức tinh hoàn cũng như tình trạng bệnh ngày một nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Chính vì vậy, hãy cùng Blog Sức khỏe 365 theo dõi những giải đáp từ chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh ngay sau đây để nắm được nguyên nhân đau tinh hoàn là bệnh gì, có nguy hiểm không và cách chữa đau tinh hoàn như thế nào đảm bảo hiệu quả an toàn.

>> https://ts.hust.edu.vn/hoi-dap/tu-van-giup-e-voi-a?kham-tinh-hoan-o-dau932.shtml

Bị đau tinh hoàn là bệnh gì

Hiện tượng đau tinh hoàn là gì?

Tinh hoàn có chức năng sản xuất tinh trùng và lưu giữ cho tới khi nam giới xuất tinh, ngoài ra đây còn là nơi sản sinh hormone nội tiết tố sinh dục nam Testosterone. Do vậy, có thể nhận thấy rằng tinh hoàn đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết trong hệ thống cơ quan sinh sản nam, nhưng bộ phận này vốn tương đối nhạy cảm nên rất dễ gặp phải những triệu chứng bất thường điển hình như đau nhức tinh hoàn.

Theo đó, nam giới có khả năng bị đau 1 bên tinh hoàn (đau tinh hoàn bên trái hoặc bên phải) hay đau tinh hoàn cả 2 bên tùy vào từng trường hợp khác nhau. Phái mạnh khi mắc phải tình trạng này thường có cảm giác đau tức tinh hoàn khi chạm tay vào, khi hoạt động hoặc đi tiểu tiện, gặp khó khăn trở ngại khi xuất tinh, sau đó cơn đau sẽ lan dần sang vùng háng. Những trường hợp đau tinh hoàn nặng hơn còn dẫn đến suy nhược cơ thể, thường xuyên mệt mỏi, ăn uống kém, sút cân nhanh…

Hiện tượng đau tinh hoàn không chỉ khiến nam giới khó chịu, chán nản, gây ra nhiều sự phiền hà đối với chất lượng cuộc sống mà còn có nguy cơ cao là dấu hiệu của nhiều bệnh lý liên quan đến tinh hoàn. Vì thế, các quý ông tuyệt đối không được chủ quan trước triệu chứng này mà cần phải có phương pháp can thiệp xử lý, khắc phục ngay từ sớm để hạn chế tối đa những hậu quả khó lường xảy ra về sau đó.

Gói khám ưu đãi nam khoa

Nguyên nhân gây đau tinh hoàn

Tình trạng đau nhức tinh hoàn có nhiều biểu hiện khác nhau như đau tinh hoàn phải, trái hoặc đau 2 bên tinh hoàn, sưng đau tinh hoàn, đau tinh hoàn nhưng không sưng hay bị đau tinh hoàn và bụng dưới… Đối với câu hỏi đau tinh hoàn là bệnh gì, các chuyên gia cho biết vấn đề bất thường ở tinh hoàn có thể xuất hiện do những bệnh lý bao gồm:

1. Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh (hay giãn tĩnh mạch tinh hoàn) có tỷ lệ người mắc ngày càng phổ biến, hình thành khi đám rối các tĩnh mạch ở tinh hoàn bị xoắn lại và giãn ra. Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh thực tế vẫn chưa có kết luận chính xác, tuy nhiên có nhiều giả thuyết cho rằng bệnh lý này xuất hiện do hiện tượng suy van tĩnh mạch, một số nguyên nhân gây tăng áp lực ở ổ bụng hoặc thói quen thường xuyên đứng, ngồi lâu một chỗ…

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh được chia thành 5 cấp độ từ nhẹ tới nặng, người bệnh sẽ bị khó chịu, đau 1 bên tinh hoàn hoặc đau cả hai bên, đôi khi vùng bìu và bẹn cũng đau nhức. Đặc biệt về sau đó có thể tự sờ thấy các tĩnh mạch bị giãn giống như búi giun, cảm giác đau nhức nhiều hơn nếu bệnh nhân ngồi, đứng liên tục hoặc có vận động mạnh.

2. Bệnh xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn được hiểu là tình trạng phần cuống của tinh hoàn bị xoắn xung quanh trục của nó dẫn tới hiện tượng mạch máu trở nên tắc nghẽn, tinh hoàn không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết và có thể hoại tử nếu không xử lý kịp thời. Dưới đây là những biểu hiện điển hình của bệnh xoắn tinh hoàn mà người bệnh cần phải lưu ý để nhận biết từ sớm:

Xoắn tinh hoàn

• Đau bìu đột ngột với mức độ dữ dội, sưng đỏ bìu, khi sờ vào cảm giác vô cùng đau nhức, hai bên tinh hoàn cao thấp lệch nhau.

• Bị đau tinh hoàn và bụng dưới hoặc lan cả xuống đùi, thời gian dễ xuất hiện các cơn đau là vào khoảng nửa đêm và gần sáng nhưng ngoài ra cũng có khả năng người bệnh bị đau bất cứ lúc nào trong ngày.

• Một số trường hợp còn kèm theo triệu chứng tiểu khó, tiểu rắt, tiểu đau buốt, buồn nôn hoặc nôn, sốt nhẹ.

3. Bệnh viêm tinh hoàn

Tình trạng đau tinh hoàn bên phải, bên trái hoặc cả hai bên cũng là dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm tinh hoàn, xảy ra do sự xâm nhập tấn công của vi khuẩn đường sinh dục, virus quai bị, ảnh hưởng từ các bệnh nam khoa mạn tính, tổn thương hay dị ứng ở tinh hoàn. Người bệnh không chỉ nhận thấy tinh hoàn bị đau mà còn tức nặng, tấy đỏ vùng bìu, cảm giác đau tăng lên khi sờ tay vào hoặc khi quan hệ tình dục, xuất tinh có thể kèm theo mủ và máu, tiểu đau, tiểu buốt, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, sốt.

Viêm mào tinh hoàn

4. Bệnh viêm mào tinh hoàn

Mào tinh hoàn có hình ống cuộn tròn nằm ở bên trên của tinh hoàn, đây là nơi chứa tinh trùng, giúp cho tinh trùng phát triển đồng thời sẽ đẩy tinh trùng ra ngoài khi có hoạt động xuất tinh. Tình trạng sưng viêm mào tinh hoàn có nguyên nhân do nhiễm hoặc không nhiễm khuẩn, được chia làm hai giai đoạn cấp tính (viêm nhiễm dưới 6 tuần) và mãn tính.

Viêm mào tinh hoàn là bệnh lý phổ biến thường gây sưng đau tinh hoàn ở một bên, đau nhiều hơn khi tiểu tiện, có những trường hợp bị đau tinh hoàn và bụng dưới hoặc vùng xương chậu, đau khi quan hệ hoặc xuất tinh, có lẫn máu bên trong tinh dịch, đi tiểu nhiều lần, sốt cao, người ớn lạnh, sưng hạch bẹn… Женевская конвенция Организации Объединенных Наций о наркотиках 1925 года была расширена в 1926 году за счет включения индийской конопли, и, таким образом, косвенно семена каннабиса и каннабис был отнесен к наркотикам, запрещенным первоначальной конвенцией.

5. Bệnh nang mào tinh hoàn

Khối u nang lành tính xuất hiện ở mào tinh hoàn được gọi là bệnh nang mào tinh hoàn, thông thường xảy ra do nam giới gặp phải chấn thương hoặc biến chứng từ viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn. Theo thời gian, khối nang sẽ dần phát triển về kích thước nên cần can thiệp điều trị nhanh chóng để phòng ngừa tác động tiêu cực đối với khả năng sinh sản.

Dấu hiệu nhận biết nang mào tinh hoàn thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu, nhưng sau đó người bệnh sẽ bắt đầu có triệu chứng đau tức tinh hoàn và vùng bìu, cảm giác khó chịu vướng víu ở bộ phận sinh dục nhất là lúc đi lại, nếu sờ nắn tinh hoàn sẽ cảm thấy có khối u ở trên đầu mào tinh hoàn.

6. Bệnh thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn là hiện tượng một tạng trong ổ bụng cùng mỡ thừa thông qua một khu vực yếu của ống bẹn di chuyển xuống bìu, nguy cơ cao xảy ra ở những nhóm đối tượng bao gồm người cao tuổi có cơ ở thành ổ bụng bị yếu, người thường xuyên làm việc nặng... Bệnh càng để lâu thì càng khiến cho bìu bị giãn lớn, đau tinh hoàn, vùng bẹn đau tức nặng nề, bên cạnh đó còn dễ gây các biến chứng như thoát vị nghẹt hoặc kẹt, chấn thương thoát vị.

7. Viêm tuyến tiền liệt mãn tính

Bệnh viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn mãn tính nhìn chung cũng đều có những triệu chứng tương tự như giai đoạn cấp tính tuy nhiên mức độ sẽ nặng nề hơn, đồng thời nguy cơ cao xảy ra biến chứng. Tình trạng này khiến cho người bệnh đau nhức tinh hoàn, vùng bụng dưới và thắt lưng khó chịu, đi tiểu tiện nhiều lần trong ngày, nước tiểu chuyển màu đục hay thậm chí có lẫn máu.

8. Bệnh ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn

Một bệnh lý vô cùng nguy hiểm gây ra hiện tượng tinh hoàn bị đau mà nam giới cần phải thận trọng là ung thư tinh hoàn. Bởi được đánh giá là tương đối hiếm gặp nên nhiều người thường không nắm rõ về căn bệnh này, dẫn đến tỷ lệ tử vong lại càng gia tăng. Khối u thường hình thành ở một bên tinh hoàn vì thế người bệnh sẽ đau tinh hoàn phải hoặc trái, về sau tinh hoàn bị chênh lệch về kích thước, cơn đau ngày càng dữ dội và lan ra nhiều vị trí khác ở xung quanh, sốt cao, ho, khó thở…

Ngoài những bệnh lý kể trên, thực tế cũng có một số nguyên nhân sinh lý gây ra triệu chứng đau tinh hoàn nhưng không sưng như: Bị kích thích tình dục quá mức, hoạt động tình dục thô bạo, ảnh hưởng từ yếu tố tâm lý căng thẳng mệt mỏi, thói quen mặc các loại quần chật chội, lạm dụng bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích...

Đau tinh hoàn có nguy hiểm không?

Theo chia sẻ từ các bác sĩ chuyên khoa Nam học, hiện tượng đau tinh hoàn bên trái, bên phải nếu như xuất phát từ nguyên nhân sinh lý sẽ không kéo dài hay quá đáng ngại, nam giới chỉ cần điều chỉnh lại những thói quen sinh hoạt của mình để cải thiện triệu chứng. Ngược lại, nếu phái mạnh đang mắc phải các bệnh lý gây đau tinh hoàn mà không được điều trị đúng cách kịp thời sẽ để lại những hậu quả khó lường như dưới đây:

• Người bệnh phải chịu cảm giác đau đớn khó chịu thường xuyên, không chỉ khiến cho tâm lý trở nên tự ti, lo lắng và chán nản mà còn suy giảm chất lượng cuộc sống, không thể tập trung làm việc hay thậm chí có những người đau tới mức chỉ nằm được một chỗ, không thể đi lại hay hoạt động.

• Đau tinh hoàn do bệnh lý cũng chính là nguyên nhân làm giảm sút khả năng sinh lý của nam giới, gây cản trở cho quá trình xuất tinh, đau khi quan hệ, gia tăng nguy cơ mắc rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, người bệnh e ngại không muốn gần gũi với người bạn tình, ham muốn ngày càng suy giảm.

• Bệnh xoắn tinh hoàn diễn biến kéo dài có thể gây hoại tử tinh hoàn khiến người bệnh phải phẫu thuật cắt bỏ, ngoài ra viêm hay xoắn tinh hoàn còn tác động tiêu cực tới quá trình máu lưu thông, hậu quả về sau đó là teo tinh hoàn, các độc tố bị ứ đọng gây nguy hiểm đối với sức khỏe.

• Nam giới bị đau tinh hoàn trái hoặc phải dù xuất phát từ nguyên nhân nào cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của tinh trùng cũng như nồng độ nội tiết tố sinh dục nam Testosterone. Chức năng sinh lý bị suy giảm kết hợp với tinh trùng yếu làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, khó thụ thai, vô sinh ở nam giới.

Gói khám ưu đãi nam khoa

Cách chữa đau tinh hoàn

Tình trạng đau tinh hoàn bên phải, bên trái, tinh hoàn bị đau cả 2 bên có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ của người bệnh, cụ thể là:

Cách chữa đau tinh hoàn tại nhà

Những cách giảm đau tức tinh hoàn dưới đây chỉ có thể mang lại hiệu quả đối với những trường hợp bị đau ở mức độ nhẹ và nguyên nhân do các yếu tố sinh lý:

• Thay đổi lối sống sinh hoạt: Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ đúng cách, quan hệ tình dục điều độ và lành mạnh, xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi cho hợp lý, tránh vận động mạnh hoặc bê vác đồ nặng, hạn chế tối đa bia rượu và các chất kích thích, theo dõi tinh hoàn thường xuyên xem có vấn đề nào bất thường hay không.

• Sử dụng lá trầu không: Sau khi rửa sạch quết một lớp mỏng mật ong nguyên chất lên bề mặt lá rồi đặt lên vùng đang bị đau nhức, giữ nguyên khoảng 3 tiếng sau đó dùng nước sạch để vệ sinh lại bộ phận sinh dục.

• Dùng lá lốt: Chuẩn bị lá lốt và các vị thuốc khác bao gồm trần bì, bạch truật, hoàng kỳ, lệ chi, bạch linh, cam thảo đem sắc cùng với khoảng 600ml nước cho đến khi cạn còn 200ml thì lọc lấy nước thuốc uống, áp dụng hằng ngày.

Lưu ý: Trường hợp đã thực hiện những cách chữa đau tinh hoàn tại nhà kể trên nhưng không nhận thấy được tác dụng, tốt nhất là nam giới nên ngưng lại và đến ngay các cơ sở y tế, phòng khám nam khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra, tìm ra nguyên nhân chính xác. Bởi có khả năng cao bạn đang mắc phải một bệnh lý nguy hiểm nào đó, phải có kết quả chẩn đoán cụ thể và áp dụng đúng phác đồ điều trị theo y học hiện đại.

Hiện nay, có hai cách chữa đau tinh hoàn phổ biến mà Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh đang áp dụng hiệu quả là phương pháp nội khoa và ngoại khoa:

Cách chữa đau tinh hoàn

Điều trị đau tinh hoàn bằng thuốc Tây y

Đối với những người bệnh bị đau tinh hoàn do các bệnh lý nhiễm khuẩn mức độ nhẹ hay giãn tĩnh mạch thừng tinh giai đoạn đầu…, dấu hiệu chưa quá nghiêm trọng thì các bác sĩ sẽ chỉ định, kê đơn một số loại thuốc Tây y. Thuốc trị đau tinh hoàn có công dụng giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn, khắc phục triệu chứng, hiệu quả mang lại tương đối nhanh chóng nhưng đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ đúng như bác sĩ đã hướng dẫn.

Người bệnh tuyệt đối không được tùy tiện mua và dùng thuốc nếu chưa được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân, tư vấn cụ thể, bởi nếu sử dụng sai loại, sai liều lượng có thể khiến bệnh lý, tình trạng đau tinh hoàn ngày một nặng nề hơn hoặc gây ra nhiều biến chứng.

Cách chữa đau tinh hoàn bằng ngoại khoa hiện đại

Phương pháp điều trị ngoại khoa được chỉ định cho trường hợp các bệnh lý gây đau tinh hoàn đã diễn biến ở mức độ nặng. Trong đó, hệ thống điều trị quang học CRS tại phòng khám Hưng Thịnh được nhiều chuyên gia đánh giá cao trong điều trị đau tinh hoàn, hoạt động dựa trên nguyên lý sóng ion hai chiều tác động vào vùng tổn thương nhằm loại bỏ tác nhân gây bệnh, đồng thời nâng cao hiệu quả của thuốc để thúc đẩy khả năng hồi phục.

Kỹ thuật CRS tiên tiến không gây đau đớn cho người bệnh, không cần can thiệp bằng dao kéo và không chảy máu, nhờ đó đảm bảo an toàn cũng như tính thẩm mỹ. Người bệnh cũng được nâng cao hoạt động của hệ miễn dịch, hoàn toàn không bị ảnh hưởng tới chức năng sinh lý và sinh sản sau điều trị.

Mong rằng với những chia sẻ từ các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh trong bài viết trên đây đã giúp bạn đọc nắm bắt nguyên nhân đau tinh hoàn là bệnh gì, có nguy hiểm không. Qua đó chủ động nhận biết từ sớm về tình trạng của mình để nhanh chóng khám chữa tại các cơ sở y tế uy tín nhằm phòng ngừa biến chứng và bảo vệ sức khỏe được hiệu quả nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về hiện tượng đau tinh hoàn hoặc có nhu cầu được tư vấn nam khoa trực tuyến và đặt lịch hẹn khám, vui lòng liên hệ trực tiếp số hotline 0352612932 để đội ngũ chuyên gia Nam học của chúng tôi hỗ trợ giải đáp chi tiết và hoàn toàn miễn phí.

Bác sĩ tư vấn

Đau tinh hoàn trái, phải là bị bệnh gì? Cách chữa tại nhà
Đánh giá: 8.3 / 10 ( 92 lượt đánh giá )