Đi ngoài nhiều lần trong ngày là bệnh gì?
- Tác giả: Thanh Tùng - Cập nhật: 03/04/2021
- Tham vấn y khoa: BS. Lê Văn Điển
Hiện tượng đi ngoài nhiều lần trong ngày là bệnh gì, có nguy hiểm không và cách chữa trị đi đại tiện nhiều lần trong ngày như thế nào hiệu quả… Không ít người khi gặp phải tình trạng này thường cảm thấy hoang mang, lo lắng cho tình trạng sức khỏe của bản thân. Theo các chuyên gia, trung bình mỗi người sẽ đi đại tiện 1 lần/ngày. Nếu số lần đại tiện nhiều hơn thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải vấn đề về hệ tiêu hóa như: viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, thậm chí là ung thư trực tràng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi những chia sẻ của các chuyên gia sức khỏe 365 trong bài viết dưới đây.
Hiện tượng đi ngoài nhiều lần trong ngày
Nhiều người thường thắc mắc về việc đi đại tiện bao ngày một lần thì bị gọi là "nhiều", là bất bình thường. Theo các chuyên gia, trên thực tế không có một quy chuẩn nào về số lần đi đại tiện ở mỗi người. Có người đi đại tiện 3 lần/ngày vẫn là bình thường nhưng với người khác lại là dấu hiệu của một vài bệnh lý đường tiêu hóa. Nhìn chung, tùy vào thể trạng, chế độ dinh dưỡng, chế độ vận động mà thói quen đi vệ sinh của mỗi người là không giống nhau.
Ví dụ, nếu bạn là người thường bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ trong mỗi bữa ăn, tập thể dục đều đặn thì đi đại tiện nhiều lần trong ngày lại là một tín hiệu tốt. Điều này cho thấy cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa đang hoạt động khỏe mạnh, hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt và dễ dàng đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên, nếu đại tiện nhiều lần trong ngày một cách bất thường, kéo dài trong nhiều ngày hoặc kèm theo các triệu chứng như: đại tiện ra máu, đại tiện khó, đại tiện phân lỏng dẹt, đại tiện khó… thì đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp các vấn đề. Trường hợp này người bệnh cần đi thăm khám sớm nhằm kịp thời phát hiện bệnh và có phương án điều trị nhanh chóng, bảo vệ sức khỏe bản thân.
Đi ngoài nhiều lần trong ngày là bệnh gì?
Đi ngoài nhiều lần trong ngày là hiện tượng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính. Như đã nói ở trên, đi ngoài nhiều lần trong ngày nếu kèm theo các triệu chứng bất thường thì nhiều khả năng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý đường tiêu hóa nguy hiểm, thậm chí là ung thư trực tràng. Chính vì vậy, nếu gặp phải tình trạng này, mọi người tuyệt đối không được chủ quan.
Đi ngoài nhiều lần trong ngày là bệnh gì? Các chuyên gia nhận định có nhiều bệnh lý nghiêm trọng có biểu hiện này, đặc biệt là các bệnh đường tiêu hóa. Cụ thể:
1. Bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ hay dân gian gọi là lòi dom là một trong những căn bệnh về hậu môn – trực tràng phổ biến nhất hiện nay. Theo khảo sát của Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh trĩ chiếm khoảng 55% dân số nước ta, phổ biến hơn ở người trong độ tuổi từ 40 trở lên (chiếm khoảng 60 – 70%).
Nguyên nhân gây trĩ nội là do sự giãn nở quá mức của các đám rối tĩnh mạch trong thành hậu môn, tạo ra các búi trĩ. Khi búi trĩ được hình thành sẽ gây kích thích hậu môn, khiến người bệnh luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đi ngoài nhiều lần trong ngày, đi ngoài ra máu. Đặc biệt, khi bệnh chuyển biến nặng, búi trĩ sẽ sa ra ngoài, gây khó khăn cho việc đại tiện, sinh hoạt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Thói quen ăn uống thiếu chất xơ, thường xuyên ngồi đứng quá lâu, mang vác vật nặng, stress kéo dài… là những yếu tố rất dễ dẫn đến bệnh trĩ. Vì vậy, việc xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh và đến cơ sở y tế sớm ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể là cách ngăn chặn và điều trị bệnh hiệu quả nhất.
2. Rối loạn tiêu hóa
Với câu hỏi đi cầu nhiều lần trong ngày là bệnh gì, các chuyên gia nhận định nhiều khả năng đây là biểu hiện của chứng rối loạn tiêu hóa. Triệu chứng này thường gặp ở cả người lớn và trẻ em với các dấu hiệu kèm theo khác như: chướng bụng, ợ hơi, đau bụng dữ dội hoặc âm ỉ…
Uống nhiều rượu bia, lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc chế độ ăn uống không hợp vệ sinh là những nguyên nhân gây nên chứng rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, ở những trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn yếu nên rất dễ mắc phải nếu phụ huynh lựa chọn thành phần thức ăn không phù hợp.
Nhìn chung, rối loạn tiêu hóa không quá nguy hiểm cũng không khó điều trị. Tuy nhiên, nó gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt người bệnh như: luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon, đại tiện nhiều lần… Thậm chí, rất nhiều trường hợp vì chủ quan mà để bệnh tiến triển nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm đại tràng, nhiễm khuẩn đường ruột, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày…
3. Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là một trong những bệnh lý có biểu hiện ban đầu là tình trạng đi vệ sinh nặng nhiều lần trong ngày. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm, có thể gây suy nhược cơ thể và thậm chí có thể dẫn tới nhiều biến chứng đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Đại tràng hay còn được gọi là ruột già, là một bộ phận quan trọng trong hệ thống đường ruột với chức năng chứa các chất cặn bã của quá trình tiêu hóa thức ăn từ ruột non xuống và thải ra ngoài. Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với các biểu hiện điển hình là tình trạng: đại tiện nhiều lần, phân nhầy hoặc kèm theo máu, đau bụng ở vùng hố chậu, đau hạ sườn phải…
Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây viêm đại tràng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng căn bệnh này có liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Theo đó, khi hệ thống miễn dịch hoạt động để chống lại các tác nhân gây hại có thể gây ra một số bất thường của hệ thống tiêu hóa. Ngoài ra, yếu tố di truyền, lạm dụng một số loại thuốc kháng sinh, căng thẳng kéo dài… cũng được cho là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Không chỉ gây đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt, viêm đại tràng nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến một số các biến chứng nguy hiểm như: thủng ruột, phình đại tràng nhiễm độc, viêm đại tràng bạo phát, thậm chí là làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Do đó, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan với các triệu chứng bất thường của cơ thể.
4. Hội chứng ruột kích thích
Trước đây, hội chứng ruột kích thích được gọi là viêm đại tràng co thắt, bệnh đại tràng chức năng, đại tràng rễ kích thích… Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa khoa học thống nhất gọi chung cho tình trạng rối loạn này là hội chứng ruột kích thích.
Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn các chức năng của đường tiêu hóa. Đây không phải là bệnh mà là một hội chứng thường gặp ở nam nữ giới dưới 45 tuổi, trong đó phổ biến hơn ở nữ.
Biểu hiện thường gặp nhất của hội chứng rối loạn kích thích là tình trạng đau bụng hoặc khó chịu ở bụng, cơn đau sẽ giảm đi sau khi đi đại tiện. Bên cạnh đó, người gặp hội chứng ruột kích thích còn đi ngoài nhiều lần trong ngày (trên 3 lần/ngày nếu bị tiêu chảy hoặc dưới 3 lần/tuần nếu bị táo bón). Ngoài ra, bạn có thể gặp thêm một số triệu chứng khác như: đi cầu không hết phân, bụng đầy hơi, cơ thể mệt mỏi, chán ăn…
Nhìn chung, hội chứng ruột kích thích không gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe người gặp phải. Tuy nhiên, nhiều trường hợp ghi nhận bệnh viêm đại tràng, polyp đại tràng hay ung thư được phát triển dựa trên nền triệu chứng của rối loạn này. Do đó, mỗi người tuyệt đối không được chủ quan với các biểu hiện bất thường của cơ thể.
5. Ung thư đại trực tràng
Đi ngoài nhiều lần trong ngày là bệnh gì? Các bác sĩ cho biết, ung thư đại trực tràng một trong những bệnh lý đặc biệt nguy hiểm có biểu hiện ban đầu là tình trạng đại tiện nhiều lần trong ngày.
Đại trực tràng hay còn gọi là ruột già là đoạn cuối cùng của ống tiêu hóa, có nhiệm vụ tiếp nhận và bài tiết các thức ăn không tiêu hóa được. Ung thư đại trực tràng được hiểu là tình trạng xuất hiện những tế bào bất thường phát triển ở niêm mạc đại tràng và trực tràng gây ra những vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của bản thân.
Ung thư đại trực tràng là một trong những căn bệnh ung thư thường gặp ở cả nam và nữ giới hiện nay. Theo WHO, mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong vì bệnh, chiếm 8,5% tổng số bệnh nhân chết vì ung thư. Ở nước ta, năm 2018 ghi nhận hơn 14.000 ca mắc mới và gần 8.000 ca tử vong. Những con số này đang cho thấy đây là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.
Theo các chuyên gia, triệu chứng của ung thư đại trực tràng ở thời kỳ đầu không quá rõ ràng, thậm chí thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Chỉ đến khi bệnh phát triển nặng, bệnh nhân mới bắt đầu gặp phải hàng loạt các vấn đề bất thường của cơ thể như: chán ăn, đầy bụng, táo bón, cân nặng giảm bất thường, đi ngoài ra máu, mệt mỏi và căng thẳng, co thắt dạ dày…
Ung thư đại trực tràng nếu phát hiện sớm, khả năng chữa khỏi bệnh là rất cao. Tuy nhiên, nếu để bệnh phát triển trong một thời gian dài sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc điều trị, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
Như vậy, với câu hỏi đi ngoài nhiều lần trong ngày là bệnh gì, các chuyên gia nhấn mạnh đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Để biết chính xác nguyên nhân gây ra, bạn nên đến trực tiếp cơ sở y tế để được kiểm tra kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Cách điều trị đi ngoài nhiều lần trong ngày hiệu quả
Không ít người khi bị đau bụng đi ngoài nhiều lần trong ngày thường nghĩ đến việc uống thuốc cầm tiêu chảy, thuốc nhuận tràng. Một số người lại áp dụng các phương pháp dân gian và hạn chế các đồ tanh, đồ lạnh, nhiều đạm và dầu mỡ… Tuy nhiên, các chuyên gia phòng khám trĩ nhận định, các phương pháp này chỉ có thể làm giảm triệu chứng tạm thời, hoàn toàn không thể điều trị bệnh tận gốc. Chính vì vậy, việc đến cơ sở y tế để thăm khám là việc làm vô cùng cần thiết.
Dựa vào kết quả thăm khám, xét nghiệm, bác sĩ mới có thể tìm ra được chính xác nguyên nhân, từ đó có phương án điều trị phù hợp. Ví dụ, nếu nguyên nhân đi cầu nhiều lần trong ngày là do bệnh trĩ nội cấp độ 1, cấp độ 2, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc dưới dạng bôi và dạng đặt để làm co búi trĩ, giảm đau và tăng sức bền cho thành mạch. Nếu búi trĩ đã sa ra ngoài (cấp độ 3, cấp độ 4), bệnh nhân sẽ cần phải thực hiện cắt bỏ búi trĩ để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, loại bỏ nhanh các triệu chứng gây bệnh.
Tương tự như với trường hợp đi ngoài nhiều lần trong ngày được chẩn đoán do viêm đại tràng, bác sĩ cũng cần nắm bắt được tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh trước khi điều trị. Nếu bệnh ở giai đoạn đầu, bệnh nhân chỉ cần sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, kháng nấm, chống viêm, thuốc giảm đau, cầm tiêu chảy… Đối với trường hợp viêm loét nặng, việc điều trị nội khoa sẽ không còn mang lại kết quả. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ đại tràng nhằm bảo vệ sức khỏe cho người bệnh.
Như vậy, để có cách điều trị tình trạng đi ngoài ra máu nhiều lần hiệu quả, người bệnh cần phải đến cơ sở y tế để được thăm khám, tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra. Tuyệt đối không tự ý mua, dùng thuốc bên ngoài hoặc áp dụng các phương pháp điều trị dân gian vì có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn.
Một số lưu ý khi gặp phải tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày
Đi ngoài nhiều lần trong ngày khiến người gặp luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đời sống sinh hoạt. Chính vì vậy, việc thoát khỏi bệnh càng sớm càng tốt là mong muốn của tất cả người bệnh.
Theo các chuyên gia, bên cạnh việc tuân thủ các chỉ định về liều lượng dùng thuốc, phương pháp điều trị, bệnh nhân cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để nhanh chóng loại bỏ tình trạng này:
- Uống nhiều nước ấm
Đau bụng đi ngoài nhiều lần trong ngày, đặc biệt là tiêu chảy sẽ khiến cơ thể bị mất nước và mất chất điện giải nên bạn cần bổ sung đủ phần nước đã mất cho cơ thể. Bạn có thể uống nước ấm hoặc các đồ uống có chứa natri clorua, natri citrate, kali clorua và glucose… Ngoài ra, nước ép cà rốt, nước ép táo, nước ép dưa hấu… cũng đặc biệt tốt cho sức khỏe của những người đang gặp phải tình trạng này.
- Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, giữ ẩm cơ thể và chú ý vệ sinh cá nhân
Người bị đi ngoài nhiều lần trong ngày nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, chú ý giữ ẩm cho cơ thể, nhất là vùng bụng. Đặc biệt, sau mỗi lần đi đại tiện, người bệnh cần chú ý vệ sinh hậu môn sạch sẽ, tốt nhất nên rửa với nước ấm hoặc có thể bôi thêm chút thuốc mỡ để làm giảm sự cọ xát và ngăn ngừa các tác nhân gây hại xâm nhập vào bên trong, gây nên tình trạng viêm nhiễm.
- Tránh các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn khô cứng
Khi đi đại tiện nhiều lần trong ngày, dạ dày đã làm việc quá sức nên bạn cần phải để cơ quan này được nghỉ ngơi. Vì vậy, bạn tuyệt đối không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn khô, cứng. Tốt nhất nên ăn các thức ăn ở dạng lỏng, nhẹ như: cháo, canh để hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn.
- Không tự ý sử dụng thuốc ngừng tiêu chảy
Nếu bạn đi ngoài nhiều lần trong ngày ở mức độ không quá nặng, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc ngừng tiêu chảy. Việc lạm dụng thuốc có thể khiến cho chu trình thải độc của cơ thể bị ngăn lại, chất độc không thể được bài tiết hết ra ngoài khiến tình trạng bệnh càng trở nên xấu hơn. Do đó, trước khi dùng thuốc, bệnh nhân cần thăm hỏi ý kiến từ bác sĩ. Trong trường hợp nặng thì cần phải đi khám càng sớm càng tốt.
Như vậy, những thắc mắc về tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày là bệnh gì, cách điều trị ra sao… đã được các chuyên gia sức khỏe trả lời cụ thể, chi tiết trong bài viết. Hi vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp mọi người có thể phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả, an toàn.
Mọi thắc mắc cần tư vấn sức khỏe online, bạn đọc hãy liên hệ tới số điện thoại 0352612932 hoặc nhắn tin vao khung chat hiển thị trên màn hình để được gặp và trao đổi hoàn toàn miễn phí với chuyên gia. Chúc bạn sức khỏe!