Đau tinh hoàn và bụng dưới nguyên nhân và cách điều trị

Đau tinh hoàn và bụng dưới là tình trạng không quá hiếm gặp, có thể bắt nguồn từ thói quen không lành mạnh trong đời sống tình dục hoặc gặp phải chấn thương. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp hiện tượng đau tinh hoàn và bụng dưới đang cảnh báo một bệnh lý bất thường nào đó liên quan tới tinh hoàn, tuyến tiền liệt, đường tiết niệu… Vậy nguyên nhân đau tinh hoàn và bụng dưới là bệnh gì, có nguy hiểm không, cách chữa đau tinh hoàn và bụng dưới như thế nào tốt nhất? Hãy cùng Kênh Sức khỏe 365 tìm hiểu cụ thể về tình trạng này thông qua những giải đáp từ các bác sĩ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sau đây.

>> https://ts.hust.edu.vn/hoi-dap/an-toan-thong-tin?khamtinhhoan932.htm

Đau tinh hoàn và bụng dưới

Nguyên nhân đau tinh hoàn và bụng dưới

Tinh hoàn của nam giới được bao bọc bởi lớp da bìu, có vai trò vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh lý và chức năng sinh sản bởi đây là cơ quan đảm nhận việc sản xuất nội tiết tố nam Testosterone, tinh trùng và tinh dịch. Hơn nữa tinh hoàn còn vốn rất nhạy cảm, do đó dễ dẫn đến tổn thương nếu như các quý ông không lưu ý chăm sóc, bảo vệ cẩn thận.

Đặc biệt, đau tinh hoàn và bụng dưới là một trong những tình trạng tương đối phổ biến mà nhiều nam giới đang gặp phải. Theo các bác sĩ nam khoa, một số nguyên nhân điển hình gây đau tinh hoàn phải, đau tinh hoàn trái và bụng dưới có thể kể đến bao gồm:

Lạm dụng thủ dâm: Những nam giới có thói quen thường xuyên thủ dâm, “tự sướng” với tần suất dày đặc không chỉ để lại nhiều ảnh hưởng về sức khỏe, tâm lý mà ngoài ra còn dễ bị đau nhức tinh hoàn và bụng dưới, nhất là khi thủ dâm một cách thô bạo quá mức. Không chỉ vậy, việc lạm dụng thủ dâm còn có nguy cơ dẫn tới suy giảm khả năng tình dục, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương…

Hưng phấn quá mức khi quan hệ: Đây là trạng thái sinh lý bình thường, bởi khi nam giới quá hưng phấn trong lúc làm “chuyện ấy” sẽ khiến lượng máu dồn về dương vật và tinh hoàn nhiều hơn. Từ đó tinh hoàn có cảm giác căng tức, đau nhói và dần dần lan sang vùng bụng dưới, tuy nhiên trường hợp này không đáng lo ngại.

Quan hệ tình dục quá lâu: Kỹ năng “giường chiếu” và thời gian quan hệ mặc dù là điều quan trọng thể hiện bản lĩnh phái mạnh, tuy nhiên một số trường hợp các quý ông “lâm trận” quá lâu cũng gây áp lực lên dương vật và tinh hoàn, hậu quả là gây ra hiện tượng đau tinh hoàn và bụng dưới.

Quan hệ quá mạnh bạo: Tinh hoàn và bụng dưới bị đau nhức bên cạnh đó còn có thể xảy ra do nguyên nhân nam giới có hoạt động giao hợp tình dục thô bạo, cọ xát quá mạnh gây tổn thương, sưng tấy, hình thành những cơn đau khó chịu. Thêm vào đó, điều này còn khiến âm đạo của nữ giới bị trầy xước, dễ mắc các bệnh phụ khoa.

Một số nguyên nhân khác: Lạm dụng thuốc lá, bia rượu, chất kích thích, gặp áp lực về tâm lý, căng thẳng kéo dài, người bị thừa cân béo phì…

Gói khám ưu đãi nam khoa

Đau tinh hoàn và bụng dưới là bệnh gì?

Không phải tất cả mọi trường hợp đau tinh hoàn trái hoặc đau tinh hoàn bên phải và bụng dưới đều do nguyên nhân sinh lý, mà thực tế nhiều bệnh lý nam khoa cũng có biểu hiện này. Nếu còn đang băn khoăn đau tinh hoàn và bụng dưới là bệnh gì thì đấng mày râu cần phải thận trọng trước những vấn đề bất thường như dưới đây:

1. Bệnh viêm bao quy đầu

Viêm bao quy đầu được hiểu đơn giản là tình trạng lớp da bao quy đầu đang bị viêm nhiễm, với nguyên nhân phổ biến do quan hệ tình dục không an toàn, thói quen vệ sinh kém hoặc bao quy đầu bị dài, hẹp, nghẹt… Khi mắc bệnh, nam giới thường thấy xung quanh bao quy đầu trở nên sưng tấy, xuất hiện ban đỏ, mụn nước nhỏ li ti, các mảng bựa trắng, cảm giác ngứa ngáy, nóng rát và vô cùng đau nhức khó chịu. Càng về sau cơn đau lại càng gia tăng, lan sang nhiều vị trí khác xung quanh gây đau tinh hoàn và bụng dưới.

2. Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh

Bệnh lý này hình thành khi đám rối các tĩnh mạch nằm bên trên tinh hoàn bị giãn ra đồng thời xoắn lại, thường xuất hiện ở một bên với triệu chứng phổ biến đau tinh hoàn trái và bụng dưới nếu tình trạng diễn biến nặng nề. Nguyên nhân được nhận định do suy van tĩnh mạch, trào ngược chất chuyển hóa, đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, vấn đề ở mạch máu… Giãn tĩnh mạch thừng tinh bao gồm 5 mức độ từ nhẹ tới nặng, càng về sau búi tĩnh mạch càng giãn ra nhiều hơn, kèm theo sưng đau tinh hoàn, vùng bìu căng tức.

3. Bệnh viêm mào tinh hoàn

Mào tinh hoàn nằm dọc theo bờ sau của tinh hoàn, có thể bị sưng viêm do bị nhiễm khuẩn (vi khuẩn E. coli, lậu cầu, Chlamydia, trực khuẩn lao…) hoặc một số trường hợp không do nhiễm khuẩn. Triệu chứng viêm mào tinh hoàn thường gặp là đau một bên tinh hoàn, bìu sưng đỏ, vùng bụng dưới và xương chậu đau nhức khó chịu, tiểu buốt, đau khi quan hệ, sưng hạch bẹn, đôi khi người bệnh còn có mủ xuất hiện từ đầu dương vật, xuất tinh ra máu hoặc sờ thấy u cục ở trên tinh hoàn.

Nguyên nhân đau tinh hoàn và bụng dưới

4. Đau tinh hoàn và bụng dưới do viêm tinh hoàn

Bệnh viêm tinh hoàn thường bắt nguồn từ các loại vi khuẩn ở đường sinh dục hoặc ảnh hưởng của virus gây quai bị, mắc các bệnh nam khoa kéo dài, quan hệ bừa bãi… Tình trạng này cũng có biểu hiện đặc trưng là những cơn đau, căng tức ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn, sau đó lan rộng ra vùng bẹn, bắp đùi, bụng dưới và phần thắt lưng. Xung quanh bìu sưng đỏ, kích thước của hai tinh hoàn chênh lệch bất thường, ra máu khi xuất tinh, tiểu đau buốt, tiểu rắt, nặng hơn còn có thể gây sốt, cơ thể mệt mỏi.

5. Bệnh nang mào tinh hoàn

Đau tinh hoàn và bụng dưới là bệnh gì còn có khả năng cảnh báo các u nang xuất hiện bên trong ống dẫn tinh nằm trên tinh hoàn, hay còn được gọi là nang mào tinh hoàn. Tuy chỉ là một căn bệnh lành tính, thế nhưng khi u nang phát triển về kích thước sẽ làm chèn ép những ống tuyến khác hoặc bị vỡ ra làm tăng nguy cơ viêm nhiễm đường sinh dục. Nam giới có thể nhận biết nang mào tinh hoàn qua các dấu hiệu: Đau tinh hoàn bên trái hoặc đau tinh hoàn bên phải và bụng dưới, nặng và tức vùng bìu, khi sờ vào thấy có khối u.

6. Bệnh xoắn tinh hoàn

Bệnh xoắn tinh hoàn là tình trạng thừng tinh do một nguyên nhân nào đó mà tự xoắn xung quanh trục của nó, ngăn cản máu lưu thông khiến tinh hoàn bị thiếu chất dinh dưỡng và oxy, rất dễ hoại tử nếu không xử lý đúng phương pháp kịp thời. Người bệnh sẽ nhận thấy hiện tượng đau tinh hoàn và bụng dưới dữ dội ở bên bị tổn thương, bìu sưng to, cảm giác đau càng gia tăng khi sờ vào, buồn nôn hoặc nôn, rối loạn hoạt động tiểu tiện, có người sốt nhẹ nhưng cũng có trường hợp không bị sốt.

Đau tinh hoàn và bụng dưới do xoắn tinh hoàn

7. Chấn thương gây đau tinh hoàn và bụng dưới

Những chấn thương ở tinh hoàn do tai nạn, vận động mạnh, luyện tập thể thao, giao hợp thô bạo… đều sẽ gây sưng đau tinh hoàn đột ngột, đau vùng bụng dưới hay thậm chí là tổn thương các mao mạch xung quanh tinh hoàn dẫn đến xuất huyết. Bệnh nhân cần được nhanh chóng can thiệp ngoại khoa để điều trị, tuyệt đối không được kéo dài bởi sẽ khiến cho tinh hoàn bị hoại tử và hậu quả là phải phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn.

8. Bệnh viêm tuyến tiền liệt

Tình trạng đau tinh hoàn phải hoặc đau tinh hoàn trái và bụng dưới có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn, khi hiện tượng viêm nhiễm diễn ra liên tục từ 3 tháng trở lên. Bên cạnh đó, tuyến tiền liệt bị sưng viêm dài ngày cũng sẽ khiến cho nam giới gặp nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động tiểu tiện như: Tiểu tiện nóng rát, tiểu khó, đi tiểu nhiều lần trong ngày, không tiểu hết được…, đồng thời còn buồn nôn, ớn lạnh, sốt…

9. Bệnh thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn có nghĩa là hiện tượng một tạng nằm trong bụng không ở đúng vị trí vốn có mà lại chui qua điểm yếu của thành bụng trên vùng bẹn. Người bệnh thường sẽ nhận thấy khối phồng ở bẹn gây đau, nóng ran nhất là khi ho, đứng lâu, gắng sức làm việc nặng hoặc rặn đại tiện, sau đó giảm bớt nếu nằm xuống nghỉ ngơi. Cơn đau dần dần sẽ lan xuống bìu, đau tinh hoàn và bụng dưới, cảm giác có khối đè nặng tức khó chịu vùng bẹn.

Gói khám ưu đãi nam khoa

10. Một số bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu

Viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm cầu thận, sỏi đường tiết niệu… cũng là lời giải đáp cho câu hỏi đau tinh hoàn và bụng dưới là bệnh gì. Thêm vào đó, các bệnh về đường tiết niệu cũng sẽ gây rối loạn tiểu tiện với triệu chứng phổ biến là tiểu đau, tiểu buốt, khó đi tiểu, tiểu nhiều cả ngày lẫn đêm, nước tiểu mùi hôi nồng, có lẫn máu hoặc dịch mủ… Bệnh nhân còn có thể bị sốt, buồn nôn khó chịu, người mệt mỏi và ớn lạnh, ăn uống kém đi.

11. Đau tinh hoàn và bụng dưới do ung thư tinh hoàn

Nam giới cần thận trọng, chủ động đi khám sớm nếu thấy bị đau tinh hoàn trái, đau tinh hoàn bên phải và bụng dưới âm ỉ bất thường bởi đây cũng là biểu hiện sớm của bệnh ung thư tinh hoàn. Khối u ác tính hình thành ở tinh hoàn còn làm chênh lệch kích thước của hai bên, gây cảm giác khó chịu tại chỗ, bìu nặng nề, đau lan rộng xuống vùng háng. Nghiêm trọng hơn, khi khối u đã phát triển sẽ dẫn tới nhiều triệu chứng khác bao gồm đau lưng, đau ngực khó thở, ho ra máu, mô ngực mềm đi, sưng chân do có cục máu đông…

Đau tinh hoàn và bụng dưới có nguy hiểm không?

Hiện tượng đau tinh hoàn và bụng dưới có nguy hiểm không?

Để nhận định về mức độ nguy hiểm khi nam giới bị đau tinh hoàn và bụng dưới, chúng ta cần căn cứ vào nguyên nhân cụ thể là do đâu. Giả sử, trong trường hợp tình trạng này xuất phát từ các yếu tố sinh lý hay thói quen tình dục thiếu lành mạnh… thì thường không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng. Cánh mày râu chỉ cần nghỉ ngơi điều độ, điều chỉnh chế độ sinh hoạt phù hợp thì triệu chứng cũng sẽ dần được cải thiện và khắc phục.

Trái lại, nếu như nguyên nhân đau tinh hoàn và bụng dưới từ các bệnh lý thì phải điều trị càng sớm càng tốt tại các cơ sở y tế chuyên khoa, tránh để diễn biến nặng nề sẽ có nguy cơ xảy ra hàng loạt biến chứng khó lường như sau:

• Nam giới gặp phải những tác động tiêu cực trong chất lượng đời sống tình dục, quan hệ khó khăn hơn, cảm giác đau và khó chịu gia tăng mỗi lần giao hợp, không chỉ khiến các quý ông trở nên chán nản, tự ti mà về lâu dài còn gây suy giảm ham muốn, rạn nứt hạnh phúc hôn nhân.

• Tinh hoàn bị đau nhức, viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản sinh tinh trùng và nội tiết tố sinh dục nam. Từ đó tinh trùng bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng, thiếu hụt hormone Testosterone gây rối loạn khả năng sinh lý.

• Đau tinh hoàn và bụng dưới kéo dài có thể dẫn đến teo tinh hoàn (tinh hoàn trực tiếp bị teo nhỏ lại mà không phải do bìu), nhất là đối với những trường hợp bị viêm hoặc xoắn tinh hoàn nhưng chậm trễ trong việc điều trị.

• Các bệnh lý ở tinh hoàn nếu diễn biến nặng nề trong thời gian dài sẽ làm viêm nhiễm lan rộng, xuất hiện những ổ mủ ở vùng bìu, nguy hiểm hơn là khi ổ áp xe có kích thước lớn bị vỡ ra gây nhiễm trùng, tổn thương tinh hoàn nặng nề.

• Gia tăng tỷ lệ mắc vô sinh nam do suy giảm chức năng hoạt động của tinh hoàn, nội tiết tố Testosterone sụt giảm đáng kể, chất lượng tinh trùng yếu khiến quá trình thụ tinh gặp nhiều cản trở.

Cách chữa đau tinh hoàn và bụng dưới

Cách chữa đau tinh hoàn và bụng dưới hiệu quả

Để có cách chữa đau tinh hoàn và bụng dưới mang lại hiệu quả cao nhất thì nam giới phải được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân sau đó tùy theo từng trường hợp sẽ áp dụng phương pháp điều trị cho phù hợp. Hiện nay, phòng khám nam khoa Hưng Thịnh đã và đang tiến hành chữa trị các bệnh lý về tinh hoàn, tuyến tiền liệt, đường tiết niệu… bằng cả nội khoa và ngoại khoa, cụ thể:

Sử dụng thuốc điều trị đau tinh hoàn và bụng dưới

Nếu như người bệnh bị đau tinh hoàn ở mức độ nhẹ, tình trạng bệnh chưa diễn biến nghiêm trọng thì hầu hết sẽ được bác sĩ kê đơn một số loại thuốc Tây y dùng theo liệu trình. Công dụng của thuốc thường giúp tiêu viêm, chống khuẩn, giảm đau… tương đối nhanh chóng, nhưng bệnh nhân cần dùng đúng theo sự chỉ định để phòng ngừa tái phát viêm nhiễm.

Thuốc Tây y có thể để lại một số tác dụng phụ không mong muốn, nếu thấy có dấu hiệu bất thường người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để có hướng giải quyết đúng đắn. Trong trường hợp không đáp ứng được với thuốc hoặc mức độ bệnh lý đã ở giai đoạn nặng sẽ phải cân nhắc điều trị bằng phương pháp ngoại khoa.

Cách chữa đau tinh hoàn và bụng dưới bằng ngoại khoa

Để kiểm soát tình trạng bệnh cũng như ngăn ngừa biến chứng xảy ra với những trường hợp nặng, các bác sĩ cần phải can thiệp bằng ngoại khoa mới có thể xử lý dứt điểm tình trạng. Một số kỹ thuật hiện đại đang được phòng khám Hưng Thịnh áp dụng điển hình có thể kể đến bao gồm: Cắt bao quy đầu bằng phương pháp xâm lấn tối thiểu Hàn Quốc, hệ thống sóng CRS điều trị viêm đường tiết niệu, viêm mào tinh hoàn và viêm tinh hoàn, chữa viêm tuyến tiền liệt mãn tính bằng hệ thống điều trị điện trường hoặc kỹ thuật ZYT…

Điểm nổi bật của các phương pháp tiên tiến không chỉ thể hiện qua hiệu quả vượt trội mà còn có tính chính xác và an toàn cao, không ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của tinh hoàn hay dương vật sau khi điều trị, quy trình làm thủ thuật nhanh chóng, không để lại sẹo xấu và người bệnh được rút ngắn thời gian phục hồi.

Gói khám ưu đãi nam khoa

Ngoài ra, trong quá trình chữa đau tinh hoàn và bụng dưới người bệnh còn đồng thời phải thực hiện một số điều lưu ý dưới đây:

• Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, không đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ, tránh các hoạt động mạnh cho đến khi ổn định trở lại.

• Không quan hệ tình dục bởi điều này sẽ gây cản trở khi đang điều trị bệnh, tổn thương ở tinh hoàn và bộ phận sinh dục có thể nghiêm trọng hơn trước.

• Tránh xa các chất kích thích, bia rượu, đồ có cồn, nước ngọt có gas, thuốc lá, đồ ăn quá mặn, thực phẩm có tính cay nóng và nhiều dầu mỡ…

• Chú ý vấn đề vệ sinh đúng cách, cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ, nên mặc những loại quần rộng rãi thoải mái với chất liệu mềm, dễ thấm hút mồ hôi.

• Uống nhiều nước giúp hỗ trợ cơ thể đào thải độc tốc, tăng cường trao đổi chất, tích cực bổ sung các loại thực phẩm như hoa quả, rau xanh, thịt cá, quả bơ, mật ong, gừng, nghệ…

Như vậy, có thể nhận thấy rằng hiện tượng đau tinh hoàn và bụng dưới có khả năng xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, kể cả bệnh lý hay các thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Hi vọng rằng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp nam giới nắm rõ đau tinh hoàn và bụng dưới là bệnh gì, cách điều trị ra sao đảm bảo an toàn hiệu quả, phòng tránh được những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc nào khác liên quan hoặc trong trường hợp đang gặp triệu chứng bất thường ở tinh hoàn cần đặt lịch hẹn khám sớm, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn nam khoa 0352612932 (có Zalo chat) để được các chuyên gia phòng khám nam khoa Hưng Thịnh trực tiếp giải đáp miễn phí.

Bác sĩ tư vấn

Đau tinh hoàn và bụng dưới nguyên nhân và cách điều trị
Đánh giá: 8.2 / 10 ( 92 lượt đánh giá )