Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không
- Tác giả: Thanh Tùng - Cập nhật: 06/07/2023
- Tham vấn y khoa: BS. Bác sĩ Bùi Văn Dũng
Tìm hiểu cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không là việc làm cần thiết để đánh giá được khả năng có con của chính bản thân, nắm bắt nguyên nhân dẫn đến vô sinh và có phương pháp điều trị kịp thời. Vậy cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không như thế nào, hãy cùng Sức khỏe Online 365 theo dõi qua bài viết dưới đây.
Định nghĩa vô sinh là gì?
Vô sinh là định nghĩa được dùng để chỉ việc hai vợ chồng sau khi chung sống 1 năm, quan hệ tình dục bình thường nhưng không có thai mặc dù không áp dụng bất cứ biện pháp phòng tránh nào. Vô sinh có thể xuất phát từ nam giới (vô sinh nam), từ nữ giới (vô sinh nữ) hoặc cũng có thể xuất phát từ cả hai vợ chồng.
Vô sinh được chia làm hai dạng là vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát. Vô sinh nguyên phát là tình trạng mà cả hai vợ chồng từ thời điểm sống chung chưa từng sinh con mặc dù không áp dụng biện pháp phòng tránh nào. Trong khi đó vô sinh thứ phát là tình trạng hai vợ chồng sống chung đã từng thụ thai nhưng do nguyên nhân nào đó mà bị sẩy thai hoặc phá thai. Sau đó dù có quan hệ bình thường không sử dụng biện pháp phòng tránh nhưng vẫn không thể có con lại.
Nguyên nhân vô sinh thường xuất phát 40% từ nam giới, 40% từ nữ giới, 10% từ cả hai và 10% không rõ nguyên nhân. Nguyên nhân vô sinh từ nữ giới thường bắt nguồn từ việc rối loạn rụng trứng, tắc ống dẫn trứng, hội chứng buồng trứng đa nang, kháng thể kháng tinh trùng hoặc biến chứng do nữ giới bị mắc các bệnh phụ khoa, bệnh lây qua đường tình dục. Trong khi đó, vô sinh nam thường xuất phát do tinh trùng yếu, chất lượng và số lượng tinh trùng thấp, tắc mào tinh, biến chứng từ các bệnh nam khoa, bệnh xã hội.
Vô sinh tuy không tác động đến tính mạng của nam giới hay nữ giới nhưng con cái được xem như là sợi dây kết nối giữa hai vợ chồng nên bị vô sinh sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của cả hai, tác động tiêu cực đến hạnh phúc gia đình. Do vậy, sau khi kết hôn khoảng 1 năm nếu cả hai chưa thể có con thì hai vợ chồng bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám.
Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không
Để kiểm tra xem mình có bị vô sinh không thì bạn có thể dựa vào các dấu hiệu vô sinh hoặc tiến hành thăm khám, kiểm tra tại bệnh viện. Cụ thể:
Nhận biết vô sinh qua các dấu hiệu
Dấu hiệu vô sinh có thể nhận biết qua hoạt động sinh lý, quan hệ hàng ngày của hai vợ chồng hoặc một số dấu hiệu về ngoại hình. Biểu hiện này ở mỗi giới là khác nhau.
Dấu hiệu vô sinh nam
Các dấu hiệu vô sinh ở nam giới bao gồm:
- Tinh dịch bất thường: Trạng thái của tinh dịch chính là dấu hiệu phản ánh rõ rệt sức khỏe sinh sản của nam giới. Ở trạng thái bình thường tinh dịch có màu trắng đục, xám hoặc hơi ngả vàng, quánh và hơi sền sệt, hóa lỏng sau 15 đến 30 phút ở bên ngoài. Mọi thay đổi màu sắc về màu vàng, màu nâu, màu xanh hoặc thay đổi tính chất như tinh dịch lỏng như nước lã, hoặc quá đặc vón cục đều là các biểu hiện bệnh lý phản ánh chất lượng và số lượng tinh trùng có thể gây vô sinh nam.
- Bất thường ở tinh hoàn như da tinh hoàn nhăn nheo, có u cục, bị đau tinh hoàn thậm chí là tinh hoàn bị teo trông thấy được bằng mắt thường.
- Bao quy đầu sưng tấy, mọc mụn,... cũng có thể cảnh báo nguy cơ vô sinh nam.
- Nam giới bị đau khi xuất tinh, đau khi quan hệ tình dục.
- Nam giới bị đi tiểu nhiều, bị đau buốt khi đi tiểu, tiểu rắt thường xuất phát từ các bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm khiến chức năng sinh lý của nam giới bị suy giảm dễ gây nên tình trạng vô sinh, hiếm muộn.
- Nam giới bị các vấn đề xuất tinh sớm, xuất tinh ngược dòng, rối loạn cương dương,... là dấu hiệu vô sinh mà cánh mày râu cần sớm thăm khám và điều trị.
- Nam giới bị vô sinh thường chậm chạp, thiếu linh hoạt hơn, giảm ham muốn tình dục.
- Một số dấu hiệu vô sinh có thể nhận ra ở ngoại hình nam giới như tóc rụng nhiều, tăng cân bất thường, nam giới bị béo bụng, ra nhiều mồ hôi, da khô và nhăn nheo,...
Dấu hiệu vô sinh nữ
Vô sinh nữ chiếm đến 40% nguyên nhân gây nên tình trạng vô sinh. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu vô sinh nữ giúp cho việc can thiệp nhanh chóng, kịp thời giúp giảm chi phí cũng như thời gian chữa vô sinh. Các dấu hiệu vô sinh nữ bao gồm:
- Dấu hiệu nhận biết vô sinh nữ đầu tiên là nữ giới bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Mọi vấn đề từ thay đổi thời gian chu kỳ kinh ngắn hơn hoặc kéo dài hơn, thay đổi màu sắc, lượng kinh nguyệt hàng tháng, xuất hiện các triệu chứng đau bụng, mệt mỏi, ngất,... trong những ngày đèn đỏ đều là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý có thể gây vô sinh.
- Nữ giới bị vô kinh, tắt kinh là biểu hiện của việc cơ thể nữ giới không xảy ra quá trình rụng trứng. Khi không có trứng rụng sẽ không có sự thụ thai xảy ra vì vậy mà chị em bị vô sinh.
- Tuyến vú kém phát triển, ngực quá nhỏ là biểu hiện của việc thiếu hormone estrogen trầm trọng. Thiếu hormone này cũng là nguyên nhân khiến buồng trứng của nữ giới kém phát triển, gây khó khăn cho quá trình thụ thai.
- Nữ giới thường xuyên bị căng thẳng, stress, xuất hiện nhiều mụn trứng cá, tóc mọc quá nhiều bất thường,... có thể là biểu hiện của việc bị mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, nguy cơ cao có thể bị vô sinh.
- Nữ giới sảy thai liên tiếp 2 đến 3 lần không rõ nguyên nhân có khả năng sảy thai trong lần mang thai tiếp theo, dễ bị vô sinh.
- Khí hư thay đổi ra nhiều hơn, có mùi hôi, nhiều trường hợp bị chuyển sang màu xanh, vàng nhạt, màu nâu,...
Việc nắm rõ các dấu hiệu nhận biết vô sinh ở trên sẽ giúp cho vợ chồng bạn nắm được tình hình, nguyên nhân có thể gây nên vô sinh từ đó sớm thăm khám tại các địa chỉ chữa vô sinh uy tín để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Thăm khám kiểm tra có bị vô sinh không?
Các dấu hiệu vô sinh ở nam và nữ ở trên có thể trùng với dấu hiệu các bệnh phụ khoa, nam khoa. Do vậy thăm khám, kiểm tra vô sinh tại các bệnh viện, phòng khám uy tín là cách giúp bạn kiểm tra chính xác nhất việc bản thân có bị vô sinh hay không, nguyên nhân vô sinh từ đâu và được các bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Việc thăm khám vô sinh cần thực hiện trên cả hai vợ chồng để xác định chính xác nguyên nhân vô sinh.
Các bước tiến hành thăm khám vô sinh bao gồm:
Bước 1: Khám lâm sàng
Sau khi đã làm thủ tục và đến phòng khám gặp bác sĩ hai bạn sẽ cần cung cấp chính xác một số các thông tin như tình trạng sức khỏe, tình trạng quan hệ của hai vợ chồng, các tiền sử bệnh lý của gia đình và bản thân, các dấu hiệu bất thường cả hai đang gặp phải,...
Sau khi hỏi xong các thông tin, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cơ quan sinh dục của cả nam và nữ, khám tổng quát nam khoa, phụ khoa để tìm ra các bệnh lý có thể gây vô sinh ở cả hai vợ chồng.
Bước 2: Tiến hành làm các xét nghiệm, siêu âm
Việc thực hiện kiểm tra, làm xét nghiệm, siêu âm sẽ giúp các bác sĩ có thông tin cần thiết từ đó chẩn đoán chính xác nhất nguyên nhân gây vô sinh.
Đối với nữ giới: Để kiểm tra xem mình có bị vô sinh không, nữ giới cần tiến hành các xét nghiệm, siêu âm sau:
• Xét nghiệm bệnh xã hội lây qua đường tình dục.
• Xét nghiệm định lượng các hormone như LH, FSH, prolactin, AMH, E2,... để nhận biết các rối loạn, bệnh lý liên quan đến buồng trứng.
• Thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung.
• Siêu âm nang noãn, siêu âm tổng quát tiểu khung, siêu âm bơm nước buồng tử cung,... để đánh giá sức khỏe vùng chậu, buồng trứng và tử cung.
• Kiểm tra buồng trứng, vòi trứng.
- Đối với nam giới: Các xét nghiệm, siêu âm có thể thực hiện khi khám vô sinh nam bao gồm:
• Đầu tiên nam giới vẫn cần làm xét nghiệm xem có bị nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục hay không.
• Thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ. Đây là xét nghiệm rất quan trọng trong khám vô sinh nam nhằm đánh giá được khả năng sinh sản của nam giới thông qua chỉ số thể tích tinh dịch, tổng số tinh trùng, mật độ tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng sống, khả năng di động của tinh trùng,...
• Nếu việc xét nghiệm tinh dịch đồ phát hiện bất thường, nam giới sẽ được thực hiện thêm xét nghiệm nội tiết tố: FSH, LH, PRL, Testosterone,...
• Siêu âm để kiểm tra xem nam giới có bị tắc ống dẫn tinh hay giãn tĩnh mạch thừng tinh hay không.
• Chọc mào tinh hoàn, sinh thiết tinh hoàn,...
Lưu ý việc cần thực hiện những xét nghiệm nào sẽ do các bác sĩ chỉ định, không phải bất cứ ai cũng cần thực hiện hết tất cả xét nghiệm, siêu âm ở trên.
Bước 3: Đọc kết quả và tư vấn điều trị
Sau khi đã thực hiện hết các xét nghiệm, siêu âm bạn sẽ cần đưa kết quả trở lại phòng khám ban đầu gặp bác sĩ. Tại đây bác sĩ sẽ đọc kết quả nếu như chính xác là vô sinh bạn sẽ được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Vô sinh hiện nay có thể chữa bằng nhiều biện pháp như điều trị nội khoa bằng thuốc tây y, đông y hoặc áp dụng phẫu thuật ngoại khoa trong một số trường hợp cần chỉ định can thiệp. Bên cạnh đó với y học hiện đại có nhiều biện pháp hỗ trợ sinh sản cho kết quả điều trị tốt có thể kể đến như:
• Thụ tinh trong ống nghiệm IVF.
• Trưởng thành trứng non IVM.
• Bơm tinh trùng vào buồng tử cung IUI.
• Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn ICSI.
• Cho hoặc nhận phôi, noãn và tinh trùng.
• Hỗ trợ phôi thoát màng.
• Chuyển phôi giai đoạn phôi nang,...
Tùy theo từng trường hợp người bệnh với nguyên nhân vô sinh khác nhau và điều kiện kinh tế các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị cụ thể.
Bước 4: Điều trị
Sau khi đã thống nhất với người bệnh về phương pháp điều trị, các bác sĩ lên phác đồ, liệu trình điều trị thông báo để người bệnh thực hiện.
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết cũng như cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh hay không mà Sức khỏe 365 chia sẻ đến bạn đọc. Nếu như bạn còn có câu hỏi nào khác liên quan đến bệnh vô sinh hay cần tư vấn sức khỏe sinh sản online thì hãy liên hệ tới hotline 0352612932 hoặc gửi tin nhắn qua Zalo, Messenger để được các chuyên gia giải đáp trực tiếp và hoàn toàn miễn phí.